Thứ hai 23/12/2024 16:28

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn phát triển công nghệ thông tin tại Thừa Thiên Huế

Ngày 27/2, tại TP. Huế, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp và làm việc với ông Fukada Hiroshi -  Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - cùng Tập đoàn Mitani Sangyo với mong muốn đầu tư, phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tại địa phương.

Tại buổi tiếp, ông Fukada Hiroshi bày tỏ sự vui mừng và gửi lời cám ơn việc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Nhật Bản hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, đặc biệt là việc tạo điều kiện cho Tập đoàn Mitani Sangyo thành lập văn phòng đại diện tại Huế và đã chính thức đi vào hoạt động.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (bên phải) trao đổi cùng ông Fukada Hiroshi - Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Cũng tại buổi tiếp, đại diện Tập đoàn Mitani Sangyo cho biết, mục đích tập đoàn mở văn phòng tại Huế là để đào tạo và tuyển sinh viên vào làm việc lĩnh vực thiết kế 3D cho tập đoàn và cho rằng Huế là địa phương tốt nhất để lựa chọn phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin. Tập đoàn Mitani Sangyo mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cũng như các đơn vị liên quan trong việc giúp phía tập đoàn liên kết với các trường đại học trên địa bàn tỉnh để phát triển đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng sẽ nghiên cứu để phát triển thêm các công ty về thiết kế phần mềm trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ ghi nhận sự hỗ trợ tích cực của ông Fukada Hiroshi trong việc là cầu nối để các tập đoàn, công ty của Nhật Bản đến Huế tìm kiếm, phát triển đầu tư. Hy vọng trong thời gian tới, mối quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục thắt chặt nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương cũng như thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung và Huế - Nhật Bản nói riêng.

“Công nghệ thông tin hiện đang là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của tỉnh. Do vậy, Thừa Thiên Huế đang giao cho Trung tâm CNTT tỉnh tiến hành các bước nhằm sớm gia nhập chuỗi Công viên Công nghệ phần mềm Quang Trung. Khi đó, các doanh nghiệp đầu tư về CNTT trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ rất lớn về các chính sách cũng như quyền lợi. Đặc biệt, tỉnh cũng đang khuyến khích sinh viên sau khi ra trường chưa có việc làm chuyển đổi ngành nghề sang lĩnh vực CNTT cũng như có ưu đãi kêu gọi những người giỏi về CNTT đang làm việc tại các tỉnh khác về làm việc, cống hiến cho địa phương”, ông Thọ cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI