Thứ tư 13/11/2024 18:31

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin từ Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngoài mong muốn hỗ trợ thông tin về thị trường, cơ hội hợp tác, các DN còn bày tỏ mong muốn tiếp cận thông tin về xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.

Vai trò quan trọng của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Chiều 12/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 với lãnh đạo các hiệp hội và doanh nghiệp.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại cuộc gặp, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa công bố cho thấy, 2/3 số doanh nghiệp không có ý định mở rộng sản xuất, kinh doanh trong vòng 2 năm tới, đây là con số rất cao. Cộng với bối cảnh kinh kế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, điều đó đặt cộng đồng doanh nghiệp đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn.

Trong bối cảnh đó, ông Phạm Tấn Công cho rằng, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đồng thời trong bối cảnh thế giới đang biến đổi nhanh chóng và khôn lường, khiến mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo. Vậy câu hỏi đặt ra là, chiến lược của doanh nghiệp các nước bạn ra sao, câu chuyện mua gì bán gì, bán cho ai và bán thế nào cũng sẽ là những câu chuyện hết sức thiết thực đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Đồng quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho rằng: Đoàn các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023 - 2026 gồm 16 đồng chí được bổ nhiệm tại các địa bàn ở Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu và Trung Đông - châu Phi, trong đó có nhiều cán bộ là vụ trưởng và lãnh đạo các vụ ở trong nước, đã nhiều lần công tác ở cơ quan đại diện, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao kinh tế.

Cũng theo ông Phạm Quang Hiệu, nền kinh tế thế giới đang đối mặt với những thách thức và tác động lớn đến nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế, vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng.

Dưới góc độ hiệp hội doanh nghiệp, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định: Ngành dệt may là ngành phát triển rất nhanh thời gian qua, cũng nhờ vào hội nhâp kinh tế quốc tế và chủ trương đẩy mạnh ngoại giao kinh tế.

Dẫn chứng số liệu cụ thể, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, năm 2001, khi Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ thì kim ngạch dệt may chỉ đạt 1,96 tỷ USD đến năm 2022 tăng lên 44,4 tỷ USD, như vậy tăng hơn 22,6 lần. Để có được kết quả đó, vai trò của ngoại giao kinh tế và sự giúp đỡ của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài rất hiệu quả đối với ngành dệt may.

"Ngoài chia sẻ thông tin, hàng năm chúng tôi có các cuộc xúc tiến thương mại quốc gia tại nước ngoài cũng được các cơ quan đại sứ, thậm chí có cuộc có cả đại sứ tham dự và góp phần gia tăng thành công, thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp" - ông Trương Văn Cẩm khẳng định.

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin thị trường

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin

Cũng theo ông Trương Văn Cẩm, ngành dệt may trong nước hiện đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đó, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam “đặt hàng” với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026, ông Trương Văn Cẩm mong muốn, trưởng đại diện nước ngoài quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ cho ngành dệt may trong bối cảnh hiện tại. Trong đó có những chia sẻ về thông tin, bởi dịch Covid-19 đã tác động vào thị hiếu của người tiêu dùng, khiến thị trường nhập khẩu dệt may cũng thay đổi.

“Chúng tôi mong muốn, trưởng các cơ quan đại diện ở nước ngoài hỗ trợ về thông tin liên quan đến vấn đề này, ngoài ra hỗ trợ thông tin khi chúng tôi thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Đức” – ông Trương Văn Cẩm thông tin.

Cũng theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, EU thời gian qua đưa ra những chiến lược mới về dệt may. Trong khi đó, Đức cũng đang đưa ra quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm… vì thế Hiệp hội Dệt may rất cần thông tin về thị trường EU để khai thác tốt hơn thị trường này.

Trong khi đó, ông Lê Quang Thắng – Tổng công ty rau quả, kinh doanh nông sản Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch Liên hiệp hợp tác kinh doanh Việt Nam - châu Phi nêu thông tin: Chúng tôi rất muốn thúc đẩy hợp tác với thị trường khu vực châu Phi, bởi đây là thị trường khá tiềm năng với doanh nghiệp Việt. Nên “đặt hàng” các đại sứ nếu có thông tin liên hệ của những đối tác tại thị trường này và chứng thực được thì sẽ thông tin cho doanh nghiệp để sang đàm phán với họ.

Đại diện cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài phản hồi ý kiến đề xuất của doanh nghiệp

Cũng theo ông Lê Quang Thắng, châu Phi là thị trường tiềm năng, nhưng muốn thành lập doanh nghiệp tại quốc gia này thì vẫn “rất vướng”, vì có thể gặp một số lý do và bị tịch thu doanh nghiệp. Vì thế, rất cần được Cơ quan đại diện Việt Nam tại thị trường châu Phi hỗ trợ để doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường hiệu quả.

Trước những kiến nghị từ phía doanh nghiệp, các Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài cho biết sẽ nỗ lực hỗ trợ thông tin, kết nối để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận đối tác, mở rộng thị trường.

Cụ thể, liên quan đến thị trường châu Phi, ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO, Bộ Ngoại giao - Đại sứ Việt Nam tại An-giê-ri cho biết: Tại thị trường châu Phi, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp vấn đề về thanh toán, hay làm sao để xác minh đối tác, đây là điều trăn trở của các đại sứ và mong muốn xác minh chính xác đối tác cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác minh được chính xác đối tác, đề nghị doanh nghiệp Việt Nam khi có một mối quan hệ làm ăn, giao dịch chưa chắc chắn thì liên hệ ngay với Cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Phi, có thông tin sớm sẽ giúp cơ quan đại diện hỗ trợ được doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

Ông Lương Hồ Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex

PC Đắk Nông: Nâng cao khả năng vận hành, ngăn ngừa sự cố lưới điện

Tân Hiệp Phát 13 năm nỗ lực tiếp lửa sáng tạo để các tài năng trẻ khoa học phụng sự xã hội

Hiện thực hóa giấc mơ ''an cư'' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng

LOTTE Mart Nam Sài Gòn tiết kiệm 24% điện năng mỗi năm nhờ nền tảng AI BEMS

ICD Tân cảng Sóng Thần lọt vào top 10 công ty đại chúng quản trị tốt

Sắp diễn ra toạ đàm giữa Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với doanh nghiệp

Hội Kỹ thuật Công nghệ Hóa học Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Dấu ấn Siberian Wellness tại Wellness Expo 2024

Nhìn lại hành trình của Chủ tịch tập đoàn đa ngành BIM Group Đoàn Quốc Việt

PC Quảng Nam tăng cường bảo đảm an toàn điện trước bão số 7

Hội nghị chuyên đề đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Vinh quang thợ mỏ: “30 năm Sáng tạo - Năng suất - Thu nhập cao”

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Bosch Rexroth giới thiệu giải pháp tự động hóa tại triển lãm VIMF 2024

Bán thuốc kê đơn online: Minh bạch về giá, tăng khả năng tồn tại của doanh nghiệp

Vì sao Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn 5 tỷ USD dừng vận hành thương mại?