Thứ năm 26/12/2024 00:47

Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023?

Các DN trong nước và FDI đã gửi gắm tâm tư tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với mong muốn xây dựng chính sách, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Ngày 19/9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 diễn ra với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Diễn đàn có 2 phiên chuyên đề và 1 phiên toàn thể, ghi nhận đa dạng ý kiến, góp ý xây dựng chính sách từ các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp trong nước cũng đã gửi tâm tư, kiến nghị đến Diễn đàn.

Cần cơ chế, chính sách đột phá

Tham gia góp ý, bà Lê Hồng Thủy Tiên - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) đã nêu thực trạng về doanh nghiệp giai đoạn 2021-2022.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương

Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam rơi vào khó khăn như đứt gãy chuỗi cung ứng, giãn cách xã hội lạm phát tăng cao, giá xăng dầu tăng, cước vận tải tăng. Đến năm 2023 do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, doanh nghiệp lại rơi vào thế bị động khi bị hủy đơn hàng hàng loạt, doanh số sụt giảm, lạm phát, thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp cần cơ chế, chính sách đột phá nhằm tăng cường nội lực và vượt khó.

Từ những thực trạng trên, bà Tiên đưa ra 3 đề xuất. Thứ nhất, về chính sách thuế tài chính, hỗ trợ lãi vay cần giải pháp cụ thể cho từng nhóm doanh nghiệp, cần có cơ quan độc lập đánh giá các hỗ trợ cho doanh nghiệp để điều chỉnh hỗ trợ một cách hiệu quả hơn.

Thứ hai, là dỡ bỏ những rào cản đối với doanh nghiệp, rà soát những quy định thiếu thực tế, không đặt ra những quy định cao hơn khu vực hoặc thế giới hoặc cao hơn mức cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực doanh nghiệp.

Thứ ba là cơ chế, chính sách phát triển nguồn lực doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể: Về cơ chế, chính sách phát triển du lịch, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp đề xuất xem xét ban hành các chính sách đặc biệt nhằm kích cầu du lịch như chính sách thương mại trong khu phi thuế quan, xây dựng và thiết lập các trung tâm bán hàng giảm giá trong khu phi thuế quan và cửa hàng miễn thuế dưới phố, cho phép áp dụng chính sách "duo price" đối với hàng hóa miễn thuế. Đơn vị này cho biết nếu được tạo điều kiện về mặt bằng trung tâm, doanh nghiệp sẽ đầu tư hàng loạt cửa hàng miễn thuế như tại Đà Nẵng, giúp phát triển du lịch, kinh tế.

Về chính sách cho trung tâm tài chính, đại diện lãnh đạo IPP Group cho biết có nhiều lợi ích nếu thành lập trung tâm tài chính ở Việt Nam như thu hút vốn, thúc đẩy phát triển các ngành liên quan. Do đó đề xuất các cơ quan chức năng sớm ban hành chính sách để Tp. Hồ Chí Minh triển khai trung tâm tài chính.

"Sau khi nghe PGS.TS Trần Đình Thiên nói về việc doanh nghiệp Việt "giỏi chịu, sống dai nhưng chậm lớn và khó trưởng thành", tôi rất trăn trở. Không phải doanh nghiệp muốn chậm lớn. Ngoài những doanh nghiệp dùng "thuốc tăng trọng" lớn nhanh, thậm chí lăn đùng ra chết yểu thì có rất nhiều doanh nghiệp chịu khó đầu tư, tìm tòi học hỏi, muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản nhưng vướng, cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược" - bà Thủy Tiên bày tỏ.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, dưới góc độ một ngành sản xuất lớn của Việt Nam cho xuất khẩu, cần nhận định rõ vấn đề sụt giảm của 2023 là ngắn hạn thì phải tìm giải pháp ngắn hạn.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Còn phát triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới khoa học và công nghệ là việc trung hạn và dài hạn. “Nếu không tách bạch được hai nội dung này thì sẽ không đưa ra được giải pháp phù hợp” - ông Trường nói.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã sụt giảm so với năm trước, trong khi đó Bangladesh là quốc gia hiếm hoi tăng trưởng. Vừa qua, Hiệp hội nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ đã đánh giá 12 tiêu chí đánh giá, lựa chọn quốc gia, nhập khẩu hàng hóa dệt may. Việt Nam được đánh giá đạt được nhiều tiêu chí về phát triển bền vững hơn Trung Quốc và Bangladesh.

Bên cạnh đó, ông Trường cho rằng, phải tìm phương thức sản xuất hợp lý nhất. Song về vĩ mô cần cân đối lãi suất, tỉ giá, cách tiếp cận vốn để duy trì ổn định.

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh cho hay, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang thực hiện cơ cấu lại hoạt động, nguồn hàng để phù hợp với nhu cầu, thói quen mới của người tiêu dùng theo hướng thông minh, tiết kiệm hơn.

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh

Đồng thời, cơ cấu lại hoạt động theo hướng đón đầu phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng đang tái cơ cấu lại cấu trúc, vận động mạnh mẽ theo hướng số hóa, đáp ứng xu hướng thương mại hiện đại hiện nay.

Trong thời gian tới, ông Đức kiến nghị, cần có chính sách và quy mô hỗ trợ bài bản hơn để tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng, đồng thời cũng cần thêm các chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp.

Nhà đầu tư mong muốn có chính sách hỗ trợ mới

Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam chia sẻ, sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, những xung đột trên thế giới đã khiến doanh thu của Samsung Việt Nam lần đầu tăng trưởng âm từ khi đầu tư tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cũng nhìn nhận, những chính sách như thuế tối thiểu toàn cầu cũng dự kiến sẽ có ảnh hưởng lớn trong thời gian tới.

Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam

“Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài cần có sự ứng phó một cách thông minh về vấn đề này” - ông Choi Joo Ho nói và cho rằng, chính sách hỗ trợ phải duy trì được môi trường đầu tư hấp dẫn, do đó, các doanh nghiệp FDI nên được hỗ trợ để tập trung vào đầu tư, kinh doanh

Nhấn mạnh, diễn đàn hôm nay là một sự kiện vô cùng ý nghĩa, đại diện Samsung Việt Nam đề xuất cải thiện môi trường đầu tư liên tục cho các doanh nghiệp nước ngoài.

“Cần có chính sách hỗ trợ khác biệt hơn nữa cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ mới cho các nhà đầu tư có đóng góp lớn cho sự phát triển của quốc gia” - ông Choi Joo Ho kiến nghị.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển