Chủ nhật 29/12/2024 12:29

Doanh nghiệp đánh giá cao gói hỗ trợ tiền điện do Bộ Công Thương khởi xướng

Đề xuất giảm giá điện trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2020 của Bộ Công Thương được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao bởi đã kịp thời, đúng lúc cùng với những gói hỗ trợ khác từ Chính phủ giúp doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, trong số các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp người dân (ngoài gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho đối tượng yếu thế) thì đây là một gói hỗ trợ trực tiếp, kịp thời và hiệu quả nhất, có thể cân đong đo đếm được.

Là doanh nghiệp (DN) có lượng điện tiêu thụ nhiều với số tiền chi trả lên tới 2,5 tỷ đồng/tháng, ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (Long An) cho rằng, theo mức công bố hiện nay của Bộ Công Thương thì DN sẽ tiết kiệm thêm được khoảng 200 triệu đồng/tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng với những DN sản xuất như Dương Vũ bởi trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, cùng với các gói hỗ trợ khác đang được Chính phủ, các Bộ, ngành triển khai thì việc giảm giá điện kịp thời sẽ chia sẻ bớt phần nào khó khăn cho DN.

Các DN sản xuất được áp dụng giảm giá điện 10% trong tất cả các khung giờ

Tại TP. Hồ Chí Minh, kể từ sau tết tới nay, dưới tác động của dịch bệnh, rất nhiều DN xuất khẩu hàng dệt may đã bị tác động nặng nề. Ông Đinh Văn Thập - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May Nhà Bè - chia sẻ, dịch Covid-19 đã làm càn quét khắp các nền kinh tế trên thế giới, khiến các hợp đồng đã ký của DN này đều bị hủy hoặc không giao hàng, giao được hàng thì không nhận, nhận được thì không thanh toán tiền… “Chúng tôi đang cố gắng nhưng chỉ duy trì được 50% hoạt động sản xuất để tạo việc làm cho công nhân viên, lao động. Vì thế việc ngành Công Thương quan tâm giảm giá tiền điện là nguồn động viên lớn lao với DN trong bối cảnh hiện tại”, ông Thập phấn khởi cho biết.

Cũng như May Nhà Bè, Công ty TNHH MeiZan đã được ngành điện thông báo áp dụng giảm giá điện ở tất cả các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm so với đơn giá hiện tại kể từ tháng 4/2020. Ông Lưu Huỳnh - Giám đốc Marketing Công ty TNHH MeiZan - tính toán, với mức giảm 10% như thông báo, mỗi tháng MeiZan sẽ được giảm khoảng 17 triệu đồng tiền điện/tháng. Đây là sự chia sẻ rất kịp thời với DN.

Khách sạn Grand Sai Gon sẽ được giảm giá tiền điện như mức đang áp dụng cho các DN sản xuất

Cùng với các DN sản xuất, kinh doanh, hiện nhiều đơn vị kinh doanh lưu trú cũng được điều chỉnh giá điện giảm từ mức giá điện kinh doanh dịch vụ xuống bằng mức giá điện áp dụng cho các hộ sản xuất. Bà Vũ Thị Thanh Hiền - Phó Giám đốc Khách sạn Grand Sai Gon cho hay, mới đây khách sạn này đã nhận được công văn tính tiền điện từ ngành dịch vụ chuyển sang ngành sản xuất và được giảm thêm 10% trên chi phí tiền điện. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho DN trong thời gian khó khăn như thế này. Theo bà Hiền, việc giảm chi phí giá điện này giúp rất nhiều cho DN, đặc biệt đối với ngành lưu trú khách sạnh như chúng tôi bởi chi phí tiền điện chiếm rất nhiều.

Ở góc độ địa phương, ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết: Kể từ sau giãn cách xã hội, DN trong tỉnh An Giang đã khởi động lại nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó quyết định giảm giá điện là rất tốt, kịp thời cho cộng đồng DN.

Còn tại Hà Nội, tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng khẳng định, ngành Công Thương quan tâm giảm giá tiền điện là nguồn động viên lớn lao với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại. Đây có thể coi là “trợ lực cho doanh nghiệp” trong cơn bão Covid -19.

Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (tất cả các đơn vị trực thuộc) trung bình mỗi tháng dùng khoảng 100 tỷ tiền điện, tại thời điểm này với mức giảm 10% như thông báo, Công ty ước tính tiết kiệm khoảng 10 tỷ/tháng.

Mức giảm 10% giá điện cộng với xăng dầu giảm chỉ giúp giảm chi phí đầu vào khoảng 3%, là con số rất nhỏ nhưng trong bối cảnh này cũng có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp, tăng thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm. Về phía Công ty cho rằng, chính sách của Bộ Công Thương đã đồng hành chia sẻ với các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này.

Hay như Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình là một doanh nghiệp đang trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, cộng thêm dịch Covid -19 làm cho đà tăng trưởng của Công ty chững lại. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Văn Thắng - Tổng giám đốc Công ty bày tỏ, mặc dù Công ty có thể sản xuất điện phục vụ cho sản xuất, lượng điện mua từ lưới quốc gia không nhiều nhưng gói hỗ trợ tiền điện do Bộ Công Thương khởi xướng đã mang đến hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.

Ông Thắng thông tin, mỗi tháng Đạm Ninh Bình tiêu thụ khoảng 1 tỷ tiền điện, theo mức công bố hiện nay của Bộ Công Thương thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng/tháng. “Đây được coi là giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, chính sách có tác dụng tốt, thể hiện sự quan tâm và nhanh nhạy của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương”- ông Bùi Văn Thắng chia sẻ.

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp phía Nam, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình mong muốn và kỳ vọng Bộ Công Thương cùng ngành điện gia hạn thời gian giảm giá đến cuối năm để đồng hành, chia sẻ với DN vì tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ vẫn còn khó khăn.

Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách có bài bản, căn cơ thì cần phối hợp chính sách của nhiều Bộ ngành, áp dụng tổng thể, đồng bộ, tích cực vận động các doanh nghiệp tiêu thụ tăng cường tiết kiệm điện, chia sẻ khó khăn cùng Nhà nước và ngành điện, các doanh nghiệp không lợi dụng tăng, ép giá lẫn nhau mà nên tăng cường trao đổi hợp tác... điều tiết lợi nhuận để cùng tồn tại và phát triển bền vững.

Được biết, Bộ Công Thương sớm vào cuộc đầu tiên, vừa chung tay cùng cả nước phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới; tìm hướng giải quyết cho thương mại biên giới; thúc đẩy xuất khẩu..., Bộ Công Thương đã sớm có đề xuất chính sách hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện trên cả nước bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời hạn 3 tháng, với giá trị ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.

Theo đó, đề xuất: Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất, kinh doanh; các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 được quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ bình quân và quy định giá bán điện (Quyết định 648) ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Đối với các cơ sở lưu trú du lịch (theo quy định của Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan) giảm giá điện từ mức giá áp cho khách hàng kinh doanh dịch vụ xuống bằng giá áp cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá.

Đối với giá điện bán buôn nông thôn; giá bán buôn điện khu tập thể, cụm dân cư; giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt được giả 10% giá bán buôn điện đối với bậc 1 đến bậc 4 của giá sinh hoạt; giảm 10% giá bán buôn điện cho mục đích khác tại Quyết định 648; Đối với giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp, chợ được giảm 10%.

Ngoài ra, các cơ sở (không phải là cơ sở lưu trú du lịch) thực hiện cách ly, khám chữa bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19 được giảm 100% tiền điện; Các cơ sở y tế có thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19 được giảm 20% tiền điện; Các cơ sở lưu trú du lịch được sử dụng để cách ly bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19 được giảm 20% tiền điện.

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngành điện và các địa phương triển khai kịp thời.

Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí điện TP. Hồ Chí Minh:

Chúng tôi DN đánh giá rất cao sự kịp thời, đúng lúc của Chính phủ, Bộ Công Thương và ngành điện lực. Đó là sự chia sẻ rất kịp thời và đúng lúc cho DN trong lúc ảnh hưởng dịch bệnh với rất nhiều khó khăn chồng chất như thế này. Các DN sản xuất phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng điện, nên việc giảm giá điện kịp thời cũng sẽ góp phần giúp DN tiết giảm chi phí dù ít hay nhiều đều rất quý.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước