Doanh nghiệp cần đầu tư cho bảo mật thông tin khách hàng
Nguồn tin từ Bộ thông tin truyền thông và Công ty An ninh mạng BKAV cho hay: Chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có tới hàng ngàn website của các DN bị tấn công và làm tê liệt. Nặng nề nhất là trong dịp nghỉ lễ 2/9 đã có tới 450 website bị xâm nhập.
Trước mối lo ngại sợ bị mất cắp hay rò rỉ thông tin của các DN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 185/2013NĐ-CP trong đó có những quy định cụ thể về chế tài đối với các hành vi vi phạm về bảo mật web của các website thương mại điện tử thường gặp hiện nay. Cụ thể, nếu đơn vị nào không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn bảo mật cho giao dịch của khách hàng sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.
Tuy Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp bảo mật khác nhau nhưng gần như không đủ sức chống đỡ trước những cuộc tấn công. Ông Nguyễn Minh Khôi – Trưởng phòng kỹ thuật Công ty cổ phần DKT (đơn vị chủ quản Bizweb) cho biết: Hiện nay việc bảo mật website của các DN tại Việt Nam vô cùng yếu, điều này xuất phát từ tâm lý ham rẻ khi thiết kế website. Các đơn vị thiết kế web nhỏ lẻ thường thuê một hosting và đẩy dữ liệu khách hàng lên, điều này đồng nghĩa với việc khi một web bị tấn công sẽ kéo theo hàng loạt các website khác bị đe dọa. Ngoài ra, một số đơn vị khác có thể thiết kế ra những website đẹp nhưng lại không thiên về bảo mật, thiếu nền tảng lưu trữ thông tin vững chắc. Điều này cũng tạo ra những lỗ hổng về an ninh mạng.
Nắm bắt được xu hướng mới, một số DN đã tiến hành nâng cấp hệ thống bảo mật website của công ty, sử dụng những nền tảng vững chắc như Google Compute Engine; Microsoft Azure; GoDaddy... đặc biệt, có thể kể đến AmazonCloud Web Services (đang thực hiện hệ thống điện toán đám mây cho CIA). Tuy nhiên do chi phí chuyển đổi cao nên chỉ những DN lớn mới đủ sức đầu tư để thay đổi toàn bộ cơ chế bảo mật thông tin của mình.
Chia sẻ về việc nâng cấp nền tảng bảo mật, ông Khôi nhấn mạnh: Việc DN thiết kế website như Bizweb quyết định nâng cấp hệ thống bảo mật web bằng hệ thống điện toán đám mây của Amazon – cụ thể là Amazon Simple Storage Service (S3) tạo bước ngoặt trong việc thúc đẩy việc bảo mật thông tin tại Việt Nam. Nó sẽ tạo thêm động lực để những đơn vị khác phải đổi mới, cải tổ nếu không muốn bị tụt hậu và mất khách hàng vào tay đối thủ.
Bảo mật thông tin khách hàng là yêu cầu cực kỳ quan trọng, làm tốt công tác này chính là DN đang bảo vệ khách hàng của mình, bảo vệ niềm tin và uy tín cho thương hiệu – các chuyên gia khuyến cáo.