Thứ ba 24/12/2024 06:27

Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đồng sáng lập Hiệp hội bảo hiểm bảo lãnh và tín dụng châu Á

Vừa qua, tại Seoul (Hàn Quốc), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) cùng 07 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu của Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Việt Nam đã thành lập Hiệp hội bảo hiểm bảo lãnh và tín dụng Châu Á (AGCIA).    

AGCIA ra đời với vai trò là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh và tín dụng tại Châu Á; là “cầu nối” để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, thông tin kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bảo lãnh và tín dụng của mỗi quốc gia, doanh nghiệp; tăng cường mối quan hệ và hợp tác kinh doanh, hướng tới phát triển thị trường bảo hiểm bảo lãnh và tín dụng, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam; thay đổi, cải thiện sự quan tâm của các thành viên trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh loại hình bảo hiểm này. Công ty bảo hiểm bảo lãnh Hàn Quốc Seoul Guarantee (SGI) được bầu là chủ tịch Hiệp hội.

Hiệp hội bảo hiểm bảo lãnh và tín dụng Châu Á

Tại các nước phát triển, các sản phẩm bảo hiểm bảo lãnh rất đa dạng, phí bảo hiểm chiếm từ 1,5-2% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Trong khi đó, tại Việt Nam, bảo hiểm bảo lãnh vẫn còn khá mới mẻ. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ phí bảo hiểm bảo lãnh trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ mới chỉ đạt xấp xỉ 0,07%. Các doanh nghiệp mới chỉ quen với hình thức bảo lãnh ngân hàng, đồng thời, các quy định pháp lý cho nghiệp vụ này cũng chưa thực sự hoàn thiện.

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ ghi nhận một vài doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên thực hiện một số dịch vụ bảo hiểm bảo lãnh và chủ yếu là bảo lãnh cho nhà thầu nước ngoài hoặc bảo lãnh cho các nhà thầu xây dựng công trình nội ngành. Tuy nhiên, theo Phó Tổng Giám đốc BIC Huỳnh Quốc Việt: “Tiềm năng bảo hiểm bảo lãnh tại Việt Nam còn rất lớn. Với dự báo tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định trong thời gian tới, nhu cầu bảo lãnh của các tổ chức sẽ gia tăng. Bảo hiểm bảo lãnh sẽ cung cấp thêm cho khách hàng một kênh đảm bảo an toàn tài chính và đóng góp một phần vào sự tăng trưởng doanh thu của ngành bảo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung”.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Bốn trường hợp nào được bổ sung hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 1/7/2025?

Vì sao quy trình tư vấn bảo hiểm của FWD ghi điểm với khách hàng?

Vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 3 doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 315 triệu đồng

Prudential ứng dụng AI tạo sinh giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng khi ghi âm quá trình tư vấn

Một số quy định mới về cấp chứng chỉ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm

VNI đẩy mạnh đầu tư chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế tiên phong ngành bảo hiểm xe cơ giới

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được trợ cấp hưu trí: Bảo đảm an sinh xã hội

Manulife tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân Đà Nẵng, Nghệ An

Tổng công ty CP Bảo Minh: phát huy thành tựu 30 năm, hướng tới tương lai với khí thế mới

Từ 1/7/2025: Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động như thế nào?

Đến năm 2025 phải đạt 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Nghệ An

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Gần hai thập kỷ Bảo hiểm Vietinbank đồng hành cùng khách hàng 'sống trọn hành trình rực rỡ'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả