Thứ hai 18/11/2024 00:21

Định vị thương hiệu cho nông sản Việt

  Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Đề án "Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Đây tiếp tục được ghi nhận là nỗ lực lớn của ngành Công Thương trong xây dựng cũng như đưa thương hiệu nông sản của Việt Nam ra thế giới.

Xuất khẩu có xu hướng giảm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu (XK) một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam trong 10 tháng có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, mặt hàng thủy sản giảm 3,4%; rau, quả giảm 5,8%; hạt điều giảm 3,8%; gạo giảm 7,8%...

Nguyên do, các quốc gia nhập khẩu hàng nông sản ngày một gia tăng các giải pháp bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo, ảnh hưởng đến tăng trưởng XK của nông sản Việt. Mặt khác, phần lớn nông sản của Việt Nam XK dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, công nghệ chế biến sau thu hoạch còn kém. Đặc biệt, sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến do hầu hết được XK qua doanh nghiệp trung gian và dưới các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.

Xây dựng thương hiệu để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng

Chưa có thương hiệu được xem là trở ngại lớn trong XK không chỉ của nông sản mà còn là tình trạng chung của hàng hóa Việt. Bộ Công Thương đã chỉ ra rất rõ điểm nghẽn của vấn đề này khi chất lượng sản phẩm không đồng đều gây ảnh hưởng đến thương hiệu, giá trị thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam. Sự chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô vẫn chưa rõ rệt, làm giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt.

Hơn thế nữa, hình ảnh giá rẻ - chất lượng thấp gắn với Việt Nam trong một thời gian quá dài đã đè nặng lên nỗ lực cải thiện hàm lượng giá trị gia tăng của hàng nông sản XK. Các chuyên gia cũng từng khuyến cáo, muốn nông sản Việt đạt được giá trị xứng đáng thì cần quảng bá cho thế giới biết tới thế mạnh và những điều tốt đẹp về thực phẩm Việt Nam; từng bước xây dựng thương hiệu nông sản thực phẩm, để thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

Giải pháp thiết thực

Không đứng ngoài sự nỗ lực tìm đầu ra cho nông sản, Bộ Công Thương đã sớm xây dựng Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam. Hiện đã hoàn thiện nghiên cứu, định vị thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam và đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Đề án "Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Trong đề án này, Bộ Công Thương sẽ giới thiệu hệ thống quản trị thương hiệu và hệ thống tiêu chí; thực hiện chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành hàng thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm.

Chuẩn bị sớm cho công tác triển khai đề án, Bộ đã bước đầu phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội liên quan tuyên truyền, quảng bá nhằm tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành khác thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu chứng nhận về quản trị, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành hàng và đặc biệt của các thị trường XK mục tiêu; xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam; tổ chức đào tạo, tư vấn nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp.

Đặc biệt, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản Việt Nam. Trong đó, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước XK sản phẩm thương hiệu Việt qua hệ thống bán hàng trực tuyến của Amazon Global Selling đã phát huy tốt hiệu quả, mở ra kênh tiêu thụ mới cho nông sản Việt.

Ông Reindert Dekker - chuyên gia tư vấn cao cấp của Cơ quan Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan: Nông sản, thực phẩm không còn là sản phẩm thô mà cần có tính văn hóa, cảm xúc, hình ảnh. Do vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp phải tự hào và tự tin về sản phẩm, những câu chuyện đằng sau thương hiệu để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng.
Bùi Việt

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc