Thứ sáu 22/11/2024 00:54

Định phí bản quyền cho các bằng sáng chế, thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ

Huawei đã công bố việc định phí bản quyền cho các sáng chế của mình, nhằm thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ.

Tại sự kiện thường niên hàng đầu về đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Huawei – Bridging Horizons Of Innovations 2023, ông Song Liuping – Giám đốc Pháp chế của Huawei nhấn mạnh, việc chia sẻ bằng sáng chế đổi mới sáng tạo với cả thế giới sẽ đóng góp vào sự phát triển chung, mang tính bền vững của các ngành trên toàn cầu.

Phiên thảo luận "Cân bằng các quan điểm trong Hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu" tại sự kiện

Hàng công nghệ Trung Quốc cam kết cấp phép các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn (Standard Essential Patents – SEP) theo nguyên tắc công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử (FRAND). Đồng thời, Huawei cũng công bố mức phí bản quyền cho tất cả lĩnh vực mà công ty đang sở hữu, bao gồm thiết bị cầm tay 4G và 5G, thiết bị Wi-Fi 6 và các sản phẩm IoT. Cụ thể, mỗi thiết bị cầm tay 4G và 5G sẽ có mức phí bản quyền tối đa lần lượt là 1,5 USD và 2,5 USD. Mỗi thiết bị người dùng Wi-Fi 6 sẽ có phí bản quyền là 0,5 USD. Với mỗi thiết bị IoT Centric sẽ có phí bản quyền là 1% trên giá bán thực tế, giới hạn ở mức 0,75 USD; còn phí cho mỗi thiết bị IoT nâng cao sẽ dao động trong khoảng 0,3-1 USD.

Ông Alan Fan – Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Bộ phận quyền ở hữu trí tuệ của Huawei, nhấn mạnh chìa khóa để đổi mới sáng tạo bền vững là xây dựng chu kỳ tích cực: các nhà phát minh được ủng hộ, bảo vệ tác quyền và được vinh danh.

Ông Alan Fan cũng cho biết thêm, tính đến nay, Huawei đã ký gần 200 giấy phép bằng sáng chế song phương. Ngoài ra, hơn 350 công ty đã nhận được giấy phép sử dụng bằng sáng chế của Huawei thông qua mô hình liên kết thương mại hóa sáng chế. Thông qua các bằng sáng chế, tổng số tiền bản quyền mà Huawei thanh toán gấp khoảng 03 lần tổng số tiền bản quyền thu được; doanh thu giấy phép năm 2022 của Huawei lên tới 560 triệu USD.

Tham dự sự kiện trực tuyến, ông Tomas Lamaauskas – Phó Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế cho biết: "Giữa bối cảnh chúng ta đang nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu và cố gắng đạt mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), những chính sách có lợi là điều cần thiết để thúc đẩy các hệ sinh thái đổi mới phát triển".

Cũng tại sự kiện, Huawei chính thức giới thiệu website cung cấp thông tin chi tiết về các chương trình cấp phép song phương, từ thiết bị cầm tay di động đến Wi-Fi và kết nối cảm biến IoT. "Quyền sở hữu trí tuệ chính là động lực hợp tác trong ngành công nghệ, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật để các bên đều có lợi", ông Randall R. Rader, cựu Chánh án Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ nhấn mạnh.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới