Thứ hai 23/12/2024 07:45

Định hướng Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước

Với tiềm năng rất lớn về biển đảo, Khánh Hòa xác định phát triển kinh tế biển là một trong những hướng đi đảm bảo được thuận lợi, thế mạnh vốn có.

Thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Khánh Hòa đặt tầm nhìn đến năm 2050 là một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, thân thiện với môi trường, bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á; phấn đấu trở thành một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng châu của châu lục.

Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Minh Toàn

Để thực hiện mục tiêu, Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vạch rõ trọng tâm là ưu tiên thu hút đầu tư để phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển với kinh tế biển là nền tảng, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, dịch vụ logistics, công nghiệp năng lượng, kinh tế số là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Giai đoạn 2021 – 2030, Khánh Hòa tập trung ưu tiên thu hút dự án đầu tư vào theo lĩnh vực, trong đó công nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm chất lượng cao; Công nghiệp cơ khí chế tạo công nghệ cao (chủ đạo là đóng tàu); Công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí; Công nghiệp điện tử, viễn thông, bán dẫn; Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, viễn thông, bán dẫn, dệt may - da giày; Công nghiệp công nghệ sinh học, sản xuất vắc xin, dược liệu biển; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới.

Trong lĩnh vực du lịch, các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với thế mạnh về du lịch biển, du lịch sinh thái; thu hút các dự án phát triển phần mềm, công nghệ số, các dự án dịch vụ vận tải – logistics, các trung tâm hội chợ - triển lãm, phát triển đô thị thông minh.

Đối với Khu kinh tế Vân Phong, đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư công nghệ thông tin, nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực đải dương, hàng hải, công nghệ sinh học, dược liệu biển và sinh thái biển; đầu tư công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, cơ khí chính xác, chế biển dầu khí;…

Xác định kinh tế biển là thế mạnh phát triển

Theo ông Trần Hòa Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, phát triển kinh tế biển là một trong những hướng đi đảm bảo được thuận lợi, thế mạnh của tỉnh theo những mục tiêu đã được xác định.

Trong đó, du lịch hay du lịch biển đảo của Khánh Hòa đã được chú trọng và phát triển thời gian qua. Khu vực Bắc Vân Phong với tiềm năng hiện có, tỉnh sẽ tập trung thu hút theo quy hoạch sẽ là khu du lịch sinh thái tầm cỡ quốc tế; Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh hiện đã được đầu tư bài bản, đủ điều kiện để phát triển thành khu du lịch quốc gia; thành phố Nha Trang và các khu vực có lợi thế sẽ phát triển tập trung cung cấp các dịch vụ chất lượng, các mô hình, sản phẩm du lịch có tính liên vùng, liên kết giữa các khu vực trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Khu kinh tế Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Ảnh: Minh Toàn

Ông Trần Hòa Nam cho biết, Khánh Hòa cũng xác định phát triển công nghiệp bền vững, khắc phục tình trạng như thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề, công nghiệp không đủ duy trì, phát triển bền vững.

Theo đó, khu vực Nam Vân Phong được tập trung phát triển công nghiệp. Cảng sẽ được đầu tư tại đây, cùng với các cảng hiện có ở Cam Ranh, các cảng hàng không cũng được gắn kết, tạo thuận lợi trong việc vận chuyển, dịch vụ logistics.

Ngoài ra, phát triển nuôi trồng thủy sản đáp ứng quy hoạch theo hướng đánh bắt xa bờ, nuôi trồng công nghệ cao.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)