Thứ hai 25/11/2024 20:18

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?

Theo Bloomberg, giá dầu thế giới hôm nay đã 'hạ nhiệt', do tiến trình đàm phán hòa bình tại Lebanon và tuyên bố từ ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ.

Tờ Bloomberg thông tin, giá dầu thế giới vào hôm nay (25/11) đã giảm nhẹ sau mức tăng gần 6% vào tuần trước, khi nhiều nhà đầu tư lo ngại rủi ro chính trị gia tăng ở Ukraine và Iran. Cụ thể, vào lúc 16h, giá dầu Brent đã giảm 0,57%, xuống còn 74,74 USD/thùng, còn giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giảm 0,73%, đạt mức 70,73 USD/thùng.

Theo Bloomberg, nguyên nhân cho sự “hạ nhiệt” này đến từ mong muốn thúc đẩy sản lượng dầu khí của Hoa Kỳ từ ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và tuyên bố của Israel về việc sắp đạt được thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng Hezbollah của Lebanon trong vài ngày tới.

Theo Bloomberg, giá dầu thế giới hôm nay đã 'hạ nhiệt' sau tuyên bố của ông Scott Bessent và hy vọng về một lệnh ngừng bắn ở Lebanon. Ảnh minh họa: Bloomberg

Trong bài phỏng vấn mới nhất với tờ Wall Street Journal, ông Bessent đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy sản lượng dầu thô thêm 3 triệu thùng/ngày. Con số này là mức tăng đáng kể so với sản lượng hiện tại của Hoa Kỳ, là khoảng 13 triệu thùng/ngày.

Cùng lúc đó, Đại sứ Israel tại Hoa Kỳ cho biết hôm 25/11 rằng, Israel "sắp đạt được thỏa thuận" với Hezbollah, mặc dù vẫn chưa rõ liệu lực lượng này có chấp nhận thỏa thuận hay không. Tuy nhiên, tuyên bố trên đã làm giảm bớt lo ngại về sản lượng từ Trung Đông, nơi cung cấp khoảng một phần ba lượng dầu của thế giới.

Tuần trước, giá dầu đã tăng 6%, sau khi Iran cho biết nước này sẽ tăng cường sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Theo Iran, động thái này nhằm mục đích "trả đũa" trước sự chỉ trích từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế của Liên hợp quốc, đồng thời để chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt sắp tới từ Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, căng thẳng chiến sự Nga - Ukraine cũng đã leo thang nhanh chóng, với việc cả hai bên bắt đầu sử dụng tên lửa tầm xa, làm dấy lên lo ngại rằng dòng dầu thô có thể bị ảnh hưởng.

Theo Bloomberg, giá dầu Brent đã giao động trong khoảng 69 - 76 USD/thùng kể từ giữa tháng 10, khi lo ngại về nguồn cung dầu, xuất phát từ căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu, đã đè nặng lên triển vọng cung vượt cầu.

Tờ Bloomberg nhận định, việc sản lượng của Hoa Kỳ tiếp tục tăng cũng có nguy cơ làm dấy thêm lo ngại về tình trạng dư thừa dầu trong năm 2025, ngay khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chuẩn bị họp vào cuối tuần này để bàn về kế hoạch sản xuất trong năm 2025. Nhiều ngân hàng đầu tư nổi tiếng tại Hoa Kỳ, bao gồm Citigroup và JPMorgan, dự đoán ​​OPEC sẽ tiếp tục trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu thô trong năm sau.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bài viết cùng chủ đề: Tổ chức OPEC

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước