Điện lưới quốc gia khai mở cuộc sống mới nhiều vùng quê ở miền Nam

Sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống của người dân ở nhiều vùng sâu, vùng xa, hải đảo ở miền Nam không ngừng thay da đổi thịt. Sự đổi thay của các vùng quê nhờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong đó có chiến lược đầu tư mở rộng mạng lưới điện quốc gia.

Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, ở khu vực miền Nam, điện khí hóa nông thôn là một trong những gói đầu tư lớn của nhà nước. Nhờ vậy, nhiều khu vực dân cư ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được thụ hưởng lớn từ chủ trương này và dễ dàng nhận ra từ những bức tranh làng quê đẹp và mới mẻ về hạ tầng và cuộc sống trong từng nếp nhà.

Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - đánh giá, về điện khí hoá nông thôn, tỷ lệ tiếp cận điện của Việt Nam đã tăng từ 14% vào năm 1993 lên tới trên 99% vào năm 2018. Trong vòng 25 năm, hơn 14 triệu hộ gia đình, tương đương 60 triệu người dân Việt Nam đã được sử dụng điện lưới quốc gia, đây là một kỳ tích hiếm có ở nhiều quốc gia hiện nay.

Theo ông Ousmane Dione, Việt Nam là quốc gia thực hiện thành công trên toàn cầu về phát triển ngành năng lượng trong vài thập kỷ qua, đó là điện khí hoá nông thôn và cải cách trong ngành điện. Đánh giá về sự vượt trội về phát triển điện năng ở Việt Nam của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chính là sự nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành điện lực miền Nam.

Điện lưới quốc gia khai mở cuộc sống mới nhiều vùng quê ở miền Nam
Kéo điện lưới quốc gia ra xã đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang giúp hàng nghìn hộ dân sử dụng điện bằng giá với trong đất liền

Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết, sau ngày nước nhà thống nhất, hạ tầng lưới điện tại khu vực miềm Nam vừa yếu, thiết bị lạc hậu, trong đó có rất nhiều vùng quê thiếu điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, EVNSPC đã thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn và hàng nghìn dự án, công trình về điện đã được triển khai ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo tại 21 tỉnh thành miền Nam.

Từ những công trình đầu tư này, các hộ dân sinh sống ở nhiều vùng quê xã ngái từ Ninh Thuận đến Cà Mau vốn chưa có điện để dùng thì nay hầu hết đã có điện lưới quốc gia kéo đến tận nhà. Theo ông Đức, tại 21 tỉnh thành miền Nam, nếu như năm 2001, chỉ mới có 99,12% số xã và 69,64 số hộ dân có điện thì đến giữa năm 2020, đã có 100% số xã và 99,69% số hộ dân trên địa bàn có điện lưới quốc gia để dùng. Tỷ lệ dùng điện lưới quốc gia ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo không ngừng tăng. Cụ thể, số hộ dân nông thôn sử dụng điện đạt 99,55%, dự kiến cuối năm 2020, EVNSPC sẽ hoàn thành kế hoạch cung cấp điện cho toàn thể người dân nông thôn trên địa bàn.

Nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 năm nay, ngoài quyết liệt triển khai các dự án cấp điện mới, EVNSPC đã thực hiện nhiều dự án cải tạo lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo an toàn cung cấp điện tại khu vực nông thôn. Cụ thể, ngành điện đã thực hiện các công trình điện hạ áp tại 876 xã, trực tiếp bán điện cho 1,2 triệu hộ dân nông thôn với giá mua điện đúng giá quy định, hoàn thành cấp điện cho 113 xã theo tiêu chí số 4 về xây dựng nông thôn mới.

Dấu ấn đậm nét cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam là khả năng huy động mọi nguồn lực tài chính để kéo điện lưới quốc gia đến các vùng bưng sâu, hải đảo ở khu vực miền Nam như Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hòa), Kiên Hải, Phú Quốc, Lại Sơn (Kiên Giang) để giúp nâng cao đời sống của người dân và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Kiên Giang là vùng đất cuối cùng của đất nước, những năm đầu giải phóng, vùng quê này hầu như là “vùng trắng về điện”, hiện tại điện lưới quốc gia đã kéo đến tận ngõ nhà từng hộ dân ở vùng bưng sâu và hải đảo. Ông Hứa Thanh Nhàn - Giám đốc Công ty Điện lực Kiên Giang - cho biết, đến nay số hộ dân có điện tại Kiên Giang là 425.992 hộ, đạt tỷ lệ 99,35%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 306.954 hộ, đạt tỷ lệ 99,23%.

Điện lưới quốc gia khai mở cuộc sống mới nhiều vùng quê ở miền Nam
Người dân vùng sâu ở tỉnh Kiên Giang sử dụng máy giặt khi có điện lưới quốc gia kéo đến từng gia đình

Cấp điện cho vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực có đông người dân tộc thiểu số sinh sống là chủ trương lớn của Nhà nước và nhiều năm qua ngành điện lực Kiên Giang đã quyết liệt thực thi chủ trương này. Ông Nhàn thông tin, từ năm 2012 đến nay, chỉ riêng Dự án Cấp điện cho các hộ dân chưa có điện và đồng bào dân tộc Khmer, PC Kiên Giang đã đầu tư hơn 287 tỷ đồng xây dựng hơn 290km đường dây trung thế, hơn 806km đường dây hạ thế và 379 trạm biến áp dung lượng 4.900 kVA, giúp 15.096 hộ dân nông thôn và hải đảo có điện để sử dụng. Hiện nay, mỗi năm PC Kiên Giang còn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng để phục vụ người dân nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, dây là điều kiện cần để ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển.

Xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng là vùng bưng sâu của tỉnh Kiên Giang, ngày nay điện đã đến tận từng hộ dân, vuông tôm và từng thửa ruộng xa. Chủ tịch UBND xã Thạnh Yên - ông Trần Thanh Cường - cho hay, từ khi có điện, ngoài phát triển nông nghiệp, địa phương còn tập trung phát ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hiện tại, xã Thạnh Yên đã có hơn 50 cơ sở sửa chữa cơ khí, sản xuất nước đá, nước uống đóng chai, tăng 30 cơ sở so với năm 2010. Toàn xã còn có 480 cơ sở sản xuất kinh doanh khác, tăng 123 cơ sở so năm 2011, góp phần giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động tại địa phương.

Ông Nguyễn Phước Đức khẳng định, tại các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh… chương trình điện khí hóa nông thôn đã giúp gần 100% người dân sống ở vùng sâu, vùng xa hiện nay sử dụng điện lưới quốc gia. Điện không chỉ giúp cho cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn thuận lợi, văn minh, dễ dàng tiếp cận mọi thông tin khoa học kỹ thuật mà còn trực tiếp thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển triển.

“EVNSPC tiếp tục hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh và đặt mục tiêu đến năm 2025, dịch vụ khách hàng sẽ đạt ngang bằng các nước ASEAN 3; chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3. Trong chiến lược phát triển này, kế hoạch điện khí hóa nông thôn vẫn tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo”, ông Đức cam kết.

Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động