Thứ bảy 28/12/2024 12:34

Điện hạt nhân: Giiảm thiểu khí nhà kính

Thảm họa khí hậu toàn cầu gây nên bởi hiệu ứng khí nhà kính, hay cụ thể hơn là mức tăng quá cao của lượng khí carbon dioxide CO2 trong bầu khí quyển bao quanh trái đất đang trở nên mối đe dọa cho cả loài người.

Điện hạt nhân là lựa chọn của cuộc chiến chống hiện tượng ấm lên toàn cầu

 - Số liệu mới nhất vừa được công bố là nồng độ CO2 trong khí quyển ở khắp Bắc bán cầu sẽ vượt ngưỡng 400 phần triệu (ppm) trong tháng 5/2013 này, tức là lần đầu tiên trong vòng 3 triệu năm qua, nồng độ CO2 vượt qua ngưỡng trên.

Điều này có nghĩa là các cơn bão sẽ mạnh hơn, hạn hán, mực nước biển sẽ tăng thêm…

Trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt sau Nghị định thư Kyoto (11/12/1997), cộng đồng thế giới đã có những nỗ lực nhằm giảm khí thải nhà kính CO2. Tuy nhiên,  các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế thì phải gia tăng nguồn năng lượng, điều này sẽ làm tăng phát thải khí nhà kính. Hiện tại, rất nhiều nước đang dựa chính vào nguồn điện năng từ nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu phát thải một lượng khí nhà kính khổng lồ. Sự mâu thuẫn này đang là bài toán hóc búa đối với mọi quốc gia.

Với mục tiêu giảm phát thải khí CO2, Liên minh Châu Âu (EU) vừa lên tiếng nêu cao vai trò của các loại năng lượng sạch không phát khí nhà kính và không phân biệt đối xử với loại nào. Trong đó, đặc biệt quan tâm năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời v.v…) và năng lượng hạt nhân. EU khẳng định sẽ xem sự phát triển các loại năng lượng này là chiến lược cấp bách nhằm cứu vãn tình thế hiện nay, góp phần giúp EU tạo ra cơ cấu năng lượng ít carbon trong tương lai.

Giáo sư kinh tế Jeffrey Sachs - Giám đốc Viện Trái đất tại Mỹ:

những dự án phát triển năng lượng tái sinh hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trên thế giới sẽ không đủ lớn để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Vì vậy, điện hạt nhân là lựa chọn duy nhất của nhân loại trong cuộc chiến chống hiện tượng ấm lên toàn cầu.

 Nhiều chuyên gia cho rằng, xét về chi phí xây dựng và vốn đầu tư thì năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo là tương tự nhau, như vậy về cơ bản giá năng lượng cũng ngang nhau. Vấn đề là quá trình thu hồi vốn của 2 loại công nghệ này thường mất nhiều thời gian hơn so với năng lượng hóa thạch, điều này dẫn tới sự khó khăn trong thu hút đầu tư nếu không có động thái khuyến khích. Tuy nhiên, chi phí vận hành của hai loại công nghệ trên lại thấp hơn và có tính ổn định cao hơn. Vì vậy, nhiều quốc gia đang tìm cách khuyến khích triển khai các dự án năng lượng hạt nhân mới cũng như các dự án năng lượng tái tạo nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về khí hậu, đồng thời đạt được những mục tiêu về an ninh năng lượng.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng khẳng định tiềm năng to lớn làm dịu BĐKH của điện hạt nhân thông qua giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như góp phần giải quyết các thách thức môi trường và phát triển khác. Theo IAEA, điện hạt nhân có những lợi ích căn bản và khả năng cạnh tranh cao như chi phí, độ an toàn, quản lý chất thải, đặc biệt khả năng của điện hạt nhân đáp ứng hai thách thức về BĐKH và nhu cầu năng lượng tăng không ngừng của thế giới.

Theo kịch bản chính sách mới nhất của IAEA, tổng năng lượng hạt nhân sẽ tăng 70% và thị phần của điện hạt nhân trong thị trường điện toàn cầu sẽ lên tới 19,8% vào năm 2035. Thế giới chuyển sang sử dụng điện hạt nhân sẽ làm tăng sản lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái sinh và điện hạt nhân tiếp tục là giải pháp khả thi cho nhiều vấn đề toàn cầu.

Hải Tuyền

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Khí nhà kính

Tin cùng chuyên mục

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm