Điện góp công đưa Sóc Trăng trở thành "thủ phủ" nuôi tôm công nghiệp

Sóc Trăng là tỉnh ven biển nên đất đai không màu mỡ như các địa phương khác của đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng Sóc Trăng có lợi thế để phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp và không ngừng gia tăng khi ngành điện đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đưa điện lưới quốc gia đến từng vuông tôm.

Nuôi tôm công nghiệp tăng trưởng vượt bậc

Ông Huỳnh Ngọc Nhã - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết, hàng năm Sóc Trăng thả nuôi tôm khoảng 57.500ha, trong đó tôm thẻ chân trắng là 38.400ha và tôm sú là 19.100ha, tổng sản lượng đạt khoảng 150.300 tấn. Trong năm 2020, dự kiến thả nuôi tôm 50.500ha, sản lượng đạt khoảng 167.000 tấn/năm. Theo ông Nhã, đến năm 2025, mục tiêu của Sóc Trăng là phát triển tôm nuôi nước lợ theo hướng sạch, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng tôm nuôi, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân và kinh tế cho địa phương.

Để đạt được mục tiêu này, điện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao. Ông Huỳnh Minh Hải - Giám đốc PC Sóc Trăng - thông tin, năm 2010, Sóc Trăng có gần 26.000ha nuôi tôm, năm 2016 diện tích nuôi tôm đạt gần 48.000ha, hiện nay là 57.500ha. Để đáp ứng sản lượng điện lớn phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi tôm, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và PC Sóc Trăng đã khẩn trương thực hiện nhiều dự án cấp điện đến từng vuông tôm nuôi công nghiệp.

Theo ông Hải, năm 2014, PC Sóc Trăng đã triển khai Dự án cấp điện cho các khu vực nuôi tôm tại các huyện là Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Tổng số vốn đầu tư là 25 tỷ đồng, gồm nâng cấp, xây dựng mới 39,1km đường dây trung thế. Dự án cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 3 tổng vốn đầu tư là 187,5 tỷ đồng.

dien gop cong dua soc trang tro thanh thu phu nuoi tom cong nghiep
Điện lưới quốc gia giúp ngành nuôi tôm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển

Huyện Trần Đề từng là vùng đất hoang hóa với bạt ngàn lau sậy, nay là vùng nuôi tôm công nghiệp trù phú. Ông Huỳnh Khánh Lượng, ngụ ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình hiện có 30 vuông tôm gần 12ha. Ông Lượng nói rằng, trước đây do thiếu điện, vuông tôm không sử dụng hết, chỉ nuôi tôm luân phiên, năng suất thấp và nhiều rủi ro. Năm 2000 có điện lưới quốc gia, người dân mở rộng nuôi tôm quảng canh rồi chuyển sang nuôi thâm canh. Đến năm 2013, khi có điện 3 pha, nuôi tôm công nghiệp được mở rộng và cuộc sống của người nuôi tôm khấm khá hơn qua từng mùa vụ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đề - ông Lê Hữu Danh - cho rằng, các vùng nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Đề khó có thể vận hành nếu thiếu điện. Đặc biệt, khi Dự án cấp điện cho các nuôi tôm của Sóc Trăng đưa vào sử dụng, chi phí nuôi tôm đã giảm rõ rệt, tôm nuôi đạt chất lượng, nhờ đó người dân có lợi nhuận cao hơn.

Điện giúp ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển

Theo Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển đã thúc đẩy lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh. Năm 1992, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Sóc Trăng chỉ đạt 45 triệu USD, năm 2016 đã vượt lên 553,5 triệu USD, cao hơn 100 lần. Chỉ riêng mặt hàng tôm, tính đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước dự tính đạt 10 tỷ USD thì Sóc Trăng đặt mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 1 tỷ USD.

Nhiều ông chủ vuông tôm ở Sóc Trăng cho biết, tiền điện phục vụ bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường… trong nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 50 - 200 triệu đồng/ha/vụ, bằng 10% chi phí sản xuất. “Nhờ có điện, chi phí nuôi tôm rẻ hơn, năng xuất cao hơn, dễ kiểm soát dịch bệnh, sức người bỏ ra ít hơn”, ông Trần Đức Lộc, một hộ nuôi tôm ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề chia sẻ.

dien gop cong dua soc trang tro thanh thu phu nuoi tom cong nghiep
Nuôi tôm công nghiệp cho năng xuất cao, trong đó điện đóng vai trò quyết định

Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho hay, để đảm bảo cấp đủ điện cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp tại các tỉnh ven biển khu vực phía Nam, EVNSPC đã cân đối, ưu tiên đầu tư tại một số tỉnh có mật độ nuôi tôm lớn nhằm chống quá tải. Ngoài ra, ngành điện cũng đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật hỗ trợ các hộ nuôi tôm sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong sản xuất.

Theo ông Đức, năm 2016, EVNSPC triển khai Chương trình thí điểm tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại 161 hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và cho kết quả ngoài mong đợi. Giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay được lựa chọn là thay thế gối đỡ chữ U bằng gối đỡ con lăn; vận động người nuôi chỉnh đồng trục động cơ và dàn quạt tạo ôxy nuôi tôm.

Sau khi thử nghiệm, cả hai mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt chữ U bằng con lăn trục quay” giúp cho 161 hộ dân tiết kiệm 15,2% lượng điện năng tiêu thụ, tương đương 757 triệu đồng/năm. Mô hình “Đồng trục hóa mô-tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U” tiết kiệm tới 38,7% sản lượng điện năng, tương ứng 1,9 tỷ đồng/năm. Từ hiệu quả của mô hình, EVNSPC sẽ mở rộng trong nuôi tôm công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khác để tiết kiện điện.

Từ vùng đất chua mặn hoang hóa, hơn chục năm qua ngành công nghiệp nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng đã tạo nên những vùng quê trù phú, trong sự thay da đổi thịt của nhiều hộ dân nơi đây, dòng điện lưới quốc gia đóng góp là không nhỏ.

Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động