Chủ nhật 17/11/2024 02:20

Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024 thảo luận nội dung gì?

Sáng 11/1, Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới".

Diễn đàn thường niên Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức. Mục tiêu và cách tiếp cận của Diễn đàn tập trung vào việc chỉ ra và phân tích các cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trước bối cảnh quốc tế với nhiều biến số bất định và khó lường. Đồng thời, đánh giá khả năng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.

Diễn đàn gồm 3 phiên, gồm 1 phiên tham luận và 2 phiên thảo luận. Phiên tham luận được thực hiện với 3 báo cáo chính của 3 chuyên gia kinh tế quốc tế và Việt Nam, với các chủ đề: Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024; Kinh tế Việt Nam năm 2023 – 2024 nhìn từ động lực tăng trưởng mới; Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024

Phiên thảo luận 1 với chủ đề “Bối cảnh quốc tế mới: Thách thức và động lực tăng trưởng mới đối với Việt Nam”. Phiên thảo luận 2 được tiếp nối với chủ đề “Thúc đẩy Cơ chế chính sách, phát huy nội lực và thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024, bà Nguyễn Minh Hằng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Diễn đàn năm nay diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng, trong bối cảnh 2024 là năm “tăng tốc” để hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, cũng là giai đoạn nền tảng giữa kỳ hướng tới các mục tiêu phát triển đến năm 2030. Diễn đàn được kỳ vọng sẽ góp phần đưa ra các dự báo về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, khu vực, điều chỉnh chính sách của các nước và tác động đến Việt Nam, đồng thời khuyến nghị các giải pháp mang tính đột phá cho phát triển trong thời gian tới.

Vào thời điểm này năm ngoái, chúng ta đã đánh giá triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nhiều rủi ro, đứng trước nguy cơ suy thoái. Thực tế diễn ra năm 2023 cho thấy các dự báo là chính xác, thậm chí một số mặt còn khó khăn, phức tạp hơn, nhất là việc gia tăng các điểm nóng xung đột địa chính trị. Bối cảnh bất ổn đó càng cho thấy ý nghĩa của những kết quả phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cũng thông tin: Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 vừa diễn ra cuối tháng 12 vừa qua đã đánh giá sâu sắc, đa chiều về tình hình thế giới và khu vực. Cục diện thế giới đang tiếp tục định hình theo hướng đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc.

Bước sang năm 2024, kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục nổi lên một số xu hướng đáng chú ý. Trong đó, kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, mang tính bước ngoặt. Tính bất định, bất ổn, bất trắc trong năm 2024 sẽ tiếp tục gia tăng với hơn 70 cuộc bầu cử diễn ra tại nhiều quốc gia, dự báo kéo theo nhiều điều chỉnh chính sách kinh tế đáng chú ý. Báo cáo Triển vọng toàn cầu của WB công bố ngày 9/1 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 sẽ giảm xuống mức 2,4%, tốc độ tăng thương mại toàn cầu chỉ bằng một nửa so với trước đại dịch. Đã có đánh giá cho rằng thế giới sắp bước vào một “siêu chu kỳ” tăng trưởng mới với sự phát triển và ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khử các-bon.

Địa chính trị toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, các điểm nóng xung đột ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều hệ luỵ đa chiều đối với kinh tế toàn cầu, nhất là phân mảnh kinh tế ngày càng sâu sắc. Hội nghị WEF Davos 2024 sẽ diễn ra vài ngày tới đây cũng đặt chủ đề về “Khôi phục lòng tin”, cho thấy tính cấp bách hiện nay của việc duy trì hợp tác, kiểm soát rủi ro trong cạnh tranh nước lớn và thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương.

Liên kết kinh tế quốc tế đang chuyển biến mạnh mẽ gắn với xu thế chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Các điều chỉnh của liên kết kinh tế hiện nay diễn ra với tốc độ nhanh, nội hàm ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề sau biên giới quốc gia, đồng thời định hình các “luật chơi mới” tạo ra sức ép bắt buộc phải thực thi, tác động đến khả năng cạnh tranh, thích ứng của các nước đang phát triển.

Với bối cảnh quốc tế như trên và yêu cầu phát triển của Việt Nam giai đoạn hiện nay, chủ đề của Diễn đàn năm nay là rất phù hợp, đúng và trúng quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và nhu cầu của doanh nghiệp” Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho hay.

Bà cũng đồng thời đề nghị, Diễn đàn cùng thảo luận ba nhóm vấn đề: Làm rõ kịch bản tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2024. Dự báo “điểm đáy của suy giảm toàn cầu”, thời điểm “đảo chiều” chính sách tiền tệ, lãi suất của các nền kinh tế lớn.

Đánh giá tác động đối với kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, xác định các điểm thuận và không thuận, các cơ hội gì cần được tranh thủ để mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực như điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi năng lượng,… Tập trung nhận diện các cơ hội mới để Việt Nam bứt tốc, tiến lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xác định những cơ chế, chính sách trước mắt và dài hạn cần thúc đẩy ở các cấp, các ngành; làm rõ ưu tiên, lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, các dự án cụ thể, các biện pháp thực tiễn từ phía doanh nghiệp để tận dụng tốt và thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kỹ năng nguồn nhân lực...

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Không khí lạnh sắp tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi dưới 15 độ C

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia, quốc tế

Nước ta có thể chuẩn bị đón siêu bão

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/11/2024: Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt

Thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)

Tối 15/11, một người vỡ òa niềm vui khi trúng Vietlott hơn 45,5 tỷ đồng

Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt

Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Công tác phối hợp kiểm toán ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Sắp có bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội?

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Phong Nha - Quảng Bình: Voọc xuống đường tấn công người dân