Chủ nhật 22/12/2024 17:42

Điện Biên: Phát triển hạ tầng thương mại biên giới để phát huy tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa lợi mà thế kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.

Để tận dụng và phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế cửa khẩu, tỉnh Điện Biên nói chung và ngành Công Thương Điện Biên nói riêng đã và đang tập trung các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, triển khai các chương trình kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thu hút hoạt động phát triển thương mại biên giới.

Tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu

Là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, Điện Biên cũng là địa phương duy nhất của nước ta có chung đường biên giới với cả 2 quốc gia Lào và Trung Quốc, với đường biên giới dài 455,573 km. Điện Biên hiện có 1 cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, 1 cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc, 1 cửa khẩu phụ với các tỉnh Bắc Lào và 1 lối mở A Pa Chải - Long Phú tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Chính vì vậy, Điện Biên có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng giữa khu vực các tỉnh Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào, Bắc Thái Lan và Vân Nam, Trung Quốc. Với lợi thế đó, Điện Biên trở thành địa điểm giao thương giữa một số vùng kinh tế, văn hóa phía Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh, thành này; đồng thời là cơ hội lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan và Đông Bắc Myanmar.

Bên cạnh đó, từ 15/5/2023, lối mở Nậm Đích (Việt Nam) - Huổi Hịa (Lào), thuộc địa phận xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và cụm bản Hua Mức, huyện Mường Mày, tỉnh Phông-sa-lỳ, Lào đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa hai nước.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại cửa khẩu Quốc tế Tây Trang

Ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Điện Biên cho biết, với những điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại biên giới như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh Điện Biên chủ yếu được thực hiện thông qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang (tỉnh Điện Biên) - Pang Hốc (tỉnh Phông-sa-lỳ) và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc (tỉnh Điện Biên) - Na Son (tỉnh Luông-pha-bang, Lào). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại biên giới của Điện Biên 9 tháng năm 2023 ước đạt 58,02 triệu USD, bằng 71,37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 48,35% so với kế hoạch năm; trong đó, xuất khẩu ước đạt 42,85 triệu USD, bằng 73,55% so với cùng kỳ năm trước, đạt 53,56% so với kế hoạch năm.

Các mặt hàng xuất khẩu sang các tỉnh Bắc Lào chủ yếu là vật liệu xây dựng, hàng nông sản, hàng bách hóa tổng hợp; mặt hàng nhập khẩu từ các tỉnh Bắc Lào chủ yếu là gỗ, hàng nông sản, máy móc thiết bị,…

Thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Theo ông Sơn, là cơ quan đầu mối trong công tác xúc tiến, phát triển thương mại biên giới, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đã tích cực tham mưu, triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1245/KH-UBND ngày 29/4/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong đó, phân công nhiệm vụ và thời gian cụ thể cho các sở, ngành, UBND các huyện biên giới triển khai thực hiện. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch số 801/KH-SCT ngày 21/6/2021 triển khai thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Sở Công Thương tỉnh.

Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh khu vực Tây Bắc, các tỉnh Bắc Lào, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tại Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức vào tháng 10/2022

Cùng với đó, các chương trình xúc tiến thương mại kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước được tích cực triển khai nhằm thu hút hoạt động phát triển thương mại biên giới. Tiêu biểu, năm 2022 Sở Công Thương tổ chức tham gia 3 hội chợ thương mại biên giới tại các tỉnh Bắc Lào; tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Điện Biên năm 2022, mời các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự; tổ chức Phiên chợ thương mại biên giới tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên năm 2023 thuộc Chương trình phát triển thương mại biên giới, có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã và thương nhân biên giới của tỉnh Phong-sa-ly, Luông-pha-bang (Lào).

Sở Công Thương Điện Biên cũng lồng ghép, đề xuất đưa nội dung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới vào Biên bản hợp tác với Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào, đề xuất nội dung trao đổi về phát triển hạ tầng thương mại biên giới tại các cuộc hội đàm cấp cao với 3 tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Đề cập đến các hoạt động phát triển hạ tầng thương mại biên giới tỉnh Điện Biên đang được triển khai, ông Sơn cho biết, một số hoạt động tiêu biểu như: Dự án đầu tư hệ thống logistics tại khu vực cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc (xã Mường Lói, huyện Điện Biên) đã có nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu và đề xuất. UBND tỉnh Điện Biên đã có các văn bản số 2398/UBND-KT ngày 29/7/2022 và văn bản số 2866/UBND-KT ngày 8/9/2022 chỉ đạo các sở ban ngành và UBND huyện Điện Biên hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án. Hiện nay, UBND huyện Điện Biên đang hoàn thiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu I cửa khẩu chính Huổi Puốc, huyện Điện Biên. Cùng với đó, các ngành liên quan đang tích cực triển khai thực hiện các bước phục vụ nâng cấp lối mở A Pa Chải - Long Phú lên cửa khẩu song phương, kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế trong thời gian tới.

“Trong bối cảnh hiện nay, để phát huy tiềm năng và đẩy mạnh kinh tế cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên phối hợp cùng các cơ quan liên quan tích cực tạo thuận lợi cho hàng hóa bên trong các tiểu vùng đi qua địa bàn; đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa” - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Điện Biên khẳng định.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng