Thứ sáu 09/05/2025 21:26

Điện Biên: Kỳ lạ cây đa cổ thụ có hàng trăm đàn ong khoái làm tổ, thu hàng tấn mật

Vào mùa lấy mật ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, người dân sẽ bắt gặp hàng trăm tổ ong khoái cùng làm tổ trên một cây đa cổ thụ...

Ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên vào mùa mật, người dân dễ dàng bắt gặp những tổ mật ong khoái rừng tự nhiên. Tuy nhiên hiếm thấy một cây có hàng trăm tổ ong khoái cùng làm tổ, thu hoạch được hàng tấn mật ong rừng mỗi vụ. Đây chính là cây đa cổ thụ nằm trong khu rừng phòng hộ của bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng (Điện Biên), cách trung tâm bản khoảng 1km.

Cận cảnh cây đa cổ thụ dày đặc những tổ mật ong khoái hiếm thấy ở Điện Biên

Ông Vừ A Lồng, Bí thư Chi bộ bản Huổi Lướng cho biết: Cây đa cổ thụ này không biết có từ bao giờ, nhưng khoảng 10 năm nay, năm nào cũng từ tháng 2 – 3 ong khoái rừng kéo về cây này làm tổ. Lúc đầu thì chỉ có khoảng 20-30 tổ, càng về sau, số tổ càng nhiều lên, đến mức không đếm xuể. Năm nay, số lượng tổ ong mật trên cây là nhiều nhất trong các năm.

Nhờ đàn ong mà bà con dân bản có thêm thu nhập từ việc bán các tổ ong trên cây cho thương lái lấy mật. Khi đến mùa ong làm mật, cả bản đều chung tay bảo vệ, không ai lấy cho riêng mình. Mật ong khai thác được sẽ mang bán và chia tiền cho tất cả các hộ trong bản.

Người dân ở đây ví cây đa này như “cây ong mật" bởi khắp thân, cành cây dày đặc những tổ ong khoái với hàng tấn mật ong rừng thơm ngon thượng hạng.

Khi đến mùa ong làm mật, cả bản đều chung tay bảo vệ, cùng khai thác, không ai lấy cho riêng mình
Mật ong khai thác được sẽ mang bán và chia tiền cho tất cả các hộ trong bản
Người dân ở đây ví cây đa này như “cây ong mật" bởi khắp thân, cành cây dày đặc những tổ ong khoái cùng với mật ong rừng thơm ngon thượng hạng
Nhóm thợ khai thác phải mạo hiểm nhiều ngày trên cây mới khai thác hết mật ong. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam)

Để đảm bảo an toàn trong khai thác mật, bản đã thuê một nhóm thợ khai thác chuyên nghiệp ở nơi khác đến khai thác và tiêu thụ giúp. Năm nay, nhóm anh Trịnh Hoài Nam là người “trúng thầu" cây. Anh Nam phải bỏ ra một số tiền lớn để mua toàn bộ mật tại cây này. Là người trực tiếp phụ trách khai thác mật ong vụ này tại “cây ong mật” anh Trịnh Hoài Nam, cho biết: “Vì chưa hoàn tất công việc khai thác nên chưa biết số lượng chính xác, nhưng áng chừng phải trên 130 tổ. Chúng tôi không thể đếm xuể, bởi khi đếm sẽ bị lẫn cành nọ sang cành kia".

Theo anh Nam, làm tổ tại cây này là ong khoái rừng, đây là một loài ong mật mà con người chưa thể thuần phục, bắt về nuôi lấy mật giống như loại ong thông thường. Do đó, mật cho ra từ cây là loại mật thuần tự nhiên từ các loại hoa rừng, thơm ngon. Cứ 1,7kg tổ ong sẽ vắt được 1 lít mật, nghĩa là sản lượng mật ong tính theo lít sẽ đạt khoảng hơn 1.100 lít. Hiện, loại mật này đang được anh Nam bán lẻ trên thị trường với giá 550.000 đồng/lít.

Loài ong này tương đối khó tính. Khi khai thác, thợ khai thác đã cố tình để lại một phần tổ để ong tiếp tục phát triển nhưng chỉ có một số ít tổ là còn tiếp tục phát triển, trong khi phần lớn đều những tổ khác ong đều bỏ đi hết. Do đó, mỗi vụ, mỗi tổ hầu như chỉ khai thác được một lần.

Thời điểm khai thác mật tốt nhất là tháng 4 – 5, lúc này mật đạt chất lượng và sản lượng tốt nhất, sẽ tiến hành khai thác lấy mật. Nếu không làm như vậy, hết mùa, ong sẽ ăn hết mật và cũng tự rời đi nơi khác.

Mỗi tổ ong có thể nặng đến 20-30kg

Cây ong mật nằm tại bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng (Điện Biên), được người dân thôn bản bảo vệ và sẽ chỉ cho một người khai thác khi đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất của toàn bộ bà con dân bản.

Vụ mùa mật này, nhóm thợ mới khai thác 34 tổ, được 392kg mật còn nguyên sáp. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam)
“Cây ong mật" cao khoảng 50 mét, để khai thác được mật trên cây, nhóm thợ khai thác gồm 5 người giỏi leo trèo phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ kín người, đóng thang vào thân cây và mang theo dây an toàn để trèo đến từng tổ
Ảnh: Trịnh Hoài Nam
Cây đa cổ thụ có hàng trăm tổ mật nằm trong khu rừng phòng hộ của bản Huổi Lướng, cách trung tâm bản khoảng 1km. (Ảnh: Trịnh Hoài Nam)

Không chỉ mang lại kinh tế cho người dân Huổi Lướng, cây đa còn là biểu tượng may mắn nên mỗi khi đi qua khu vực này, người dân đều đến gốc đa cầu mong sự may mắn, bình an.

Chảo Mắn On
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178