Thứ sáu 22/11/2024 01:49

Điểm tin nóng thế giới ngày 6/11: Kịch tính 'cuộc đua' bầu cử Mỹ; Ukraine 'vỡ trận' tại Kursk

Ukraine ‘vỡ trận’ tại Kursk; Cập nhật mới nhất cuộc đua bầu cử Mỹ 2024,... là những thông tin nóng thế giới đáng chú ý, được cập nhật trưa ngày 6/11/2024.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump dẫn trước ở nhiều bang

Sáng 6/11 (theo giờ Việt Nam), nhiều hãng truyền thông lớn của Mỹ bắt đầu công bố dự đoán kết quả số phiếu.

Đến thời điểm này, nhiều hãng truyền thông lớn của Mỹ như CNN bắt đầu công bố dự đoán kết quả số phiếu.

Hãng tin CNN dự đoán ông Trump thắng cử tại bang Kentucky (8 phiếu đại cử tri), West Virginia (4 phiếu đại cử tri), còn bà Harris thắng cử tại bang Vermont (3 phiếu đại cử tri).

Còn hãng tin The Guardian dự đoán ông Trump thắng cử bang Kentucky và bang Indiana.

Cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Mỹ 2024 (Ảnh: The New York Times)

Chiến sự Nga-Ukraine: Ukraine tổn thất nặng nề tại Kursk

Về diễn biến chiến sự Nga - Ukraine, mới đây hãng thông tấn TASS đưa tin, trong ngày 5/11, các lực lượng Nga đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Ukraine tại khu vực Kursk, gây thiệt hại lớn về người và thiết bị. Theo Bộ Quốc phòng Nga, hơn 200 binh sĩ Ukraine thiệt mạng, hai binh sĩ khác đầu hàng, cùng với một xe chiến đấu bộ binh, bốn xe bọc thép, hai súng cối và một xe cơ giới bị phá hủy. Tính từ khi xung đột bùng nổ tại khu vực này, Ukraine đã mất hơn 29.800 binh sĩ.

Lực lượng Tác chiến Miền Bắc Nga đã đẩy lùi các đợt phản công của Ukraine ở khu vực Daryino, Nizhny Klin và Novoivanovka. Không quân và pháo binh Nga cũng tấn công các điểm tập trung binh lính và thiết bị của Ukraine tại khu vực Sumy.

Ngoài ra, Nga cũng công bố tài liệu về kế hoạch của Ukraine nhằm chiếm nhà máy điện hạt nhân Kursk, với dự kiến huy động đến 20.000 binh sĩ, 27 xe tăng, 50 xe bọc thép và 30 khẩu pháo. Theo Tướng Igor Kirillov, kế hoạch này chỉ nhằm vào việc gây ô nhiễm phóng xạ cho Nga. Ông cảnh báo rằng, các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân này có thể dẫn đến thảm họa nghiêm trọng như Chernobyl hoặc Fukushima.

Ngoài ra, Ukraine còn bị cáo buộc tấn công nhà máy đường tại Kursk vào ngày 2/11 bằng thiết bị nổ gắn trên máy bay không người lái, gây thương tích cho bốn dân thường và hư hại phương tiện.

Ủy ban Điều tra Nga đã mở cuộc điều tra hình sự liên quan đến vụ tấn công này.

Ukraine tiết lộ tình trạng tuyệt vọng ở phía Nam Donetsk

The báo The Kyiv Independent ngày 5/11, tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc rút lui và sự sụp đổ của tuyến phòng thủ ở Ukraine, tạo điều kiện cho Liên bang Nga đạt được các thành quả nhanh chóng hơn trên chiến trường.

Khi cử tri Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, vốn có thể sẽ quyết định đường lối chiến lược đối với cuộc chiến toàn diện của Liên bang Nga chống lại Ukraine, tình hình trên chiến trường bắt đầu trở nên bất lợi cho Kiev.

Vào ngày 2/11, Tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết Ukraine đang đối mặt với “một trong những cuộc tấn công mạnh mẽ nhất” của Liên bang Nga kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 24/2/2022.

Tính đến đầu tháng 11, khu vực tiền tuyến quan trọng nhất trong xung đột Nga-Ukraine là ở phía Nam tỉnh Donetsk do Kiev kiểm soát.

Sau khi tiến nhanh vượt qua Avdiivka hướng về trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk vào mùa hè, quân đội Liên bang Nga đã chuyển hướng về phía Nam vào đầu tháng 9 và khi chiếm được thành phố Ukrainsk đã tiến hành bao vây một phần lãnh thổ rộng lớn do Ukraine kiểm soát ở phía Tây sông Vovcha.

Ban đầu, các đợt tiến công của Liên bang Nga hướng về Pokrovsk bị chậm lại trong mùa thu và dừng lại trước cửa ngõ của thành phố Selydove, nơi Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia 15 mới thay thế để bảo vệ thành phố khai thác mỏ, nơi từng có hơn 22.000 dân này.

Tuy nhiên, trong hai tháng tiếp theo, thay vì tấn công trực diện vào Selydove, quân đội Liên bang Nga tấn công dần vào hai bên sườn, nơi đang được phòng thủ bởi các lữ đoàn Ukraine kiệt sức và chịu nhiều tổn thất về nhân sự.

Chia sẻ với tờ The Kyiv Independent, sĩ quan pháo binh Andrii thuộc Lữ đoàn 15, người có biệt danh “Mazhor” cho biết tình hình thực sự rất khó khăn khi “các đơn vị lân cận đã rút bỏ khỏi hai bên sườn của chúng tôi, và chúng tôi gần như hoàn toàn bị bao vây”.

Trong khi đó, sau gần hai năm phòng thủ, thành phố Vuhledar – nơi được nhiều người Ukraine gọi là “pháo đài” – đã rơi vào tay các lực lượng Liên bang Nga vào đầu tháng 10.

Các tổn thất nặng nề và các cuộc tấn công không ngừng đã buộc phần còn lại của Lữ đoàn Cơ giới số 72 của Ukraine và các đơn vị khác phải rút lui khỏi thành phố Vuhledar qua các cánh đồng đầy rẫy thiết bị bay không người lái (UAV) của Liên bang Nga.

Việc mất Vuhledar đem lại cho Liên bang Nga lợi thế đáng kể trong trận chiến trên các cánh đồng rộng lớn phía Bắc thành phố, nơi có vị trí cao hơn cho phép lắp đặt các ăng-ten giúp các thiết bị bay không người lái trinh sát và tấn công có thể bay sâu vào hậu phương của Ukraine.

Chiến sự Israel - Hamas: Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza

Về tình hình /chu-de/chien-su-israel-hamas.topic, mới đây, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Gaza, ông Rik Peeperkorn cho biết trên 100 bệnh nhân, trong đó có trẻ em đang trải qua sang chấn tinh thần và mắc những căn bệnh mãn tính, sẽ được sơ tán khỏi Gaza trong ngày 5/11. Đây là đợt di dời bệnh nhân hiếm hoi khỏi vùng lãnh thổ này.

Ông Peeperkorn cho biết WHO đã nhiều lần kêu gọi sơ tán bệnh nhân khỏi Gaza và hiện khoảng 12.000 người vẫn đang chờ được sơ tán.

Theo ông Peeperkorn, bệnh nhân sẽ được đưa đi trên một đoàn xe lớn qua cửa khẩu Kerem Shalom giữa Gaza với Israel, trước khi được lên máy bay đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và sau đó được đưa tới Romania chữa bệnh.

Trong diễn biến khác, Ai Cập đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Israel cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel, nhấn mạnh rằng đây là quyết định “coi thường” LHQ, các cơ quan của LHQ và cộng đồng quốc tế.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.

Tuyên bố trên Facebook ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ động thái này là “diễn biến nguy hiểm” nhằm hủy hoại cuộc đấu tranh của người Palestine, đặc biệt là vấn đề người tị nạn và quyền trở về của họ. Tuyên bố cũng cho rằng quyết định của Israel “vi phạm luật quốc tế và luật nhân đạo quốc tế”.

Ai Cập cũng cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng đối với dân thường vô tội Palestine”, đồng thời nhấn mạnh quyết định của Israel có thể dẫn tới “sự sụp đổ hoàn toàn các nỗ lực và hoạt động nhân đạo có ý nghĩa sống còn” mà UNRWA cung cấp.

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm MH370

Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất “đáng tin cậy” chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.

Chiếc Boeing 777 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn mất tích vào ngày 8/3/2014 khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Malaysia, Trung Quốc và Australia đều đã kết thúc cuộc tìm kiếm chung vào tháng 1/2017 do không có phát hiện đáng kể nào.

Cuộc tìm kiếm tiếp theo do công ty thám hiểm biển tư nhân Ocean Infinity của Mỹ thực hiện cũng kết thúc mà không có kết quả vào tháng 6/2018.

Theo Straits Times, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Anthony Loke hôm 5/11 xác nhận, Kuala Lumpur đang đàm phán với Ocean Infinity về một đề xuất do công ty này đưa ra hồi tháng 6 nhằm tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay trong khu vực rộng 15.000 km2 ngoài khơi bờ biển Tây Australia.

Đề xuất này dựa trên nguyên tắc "không tìm thấy, không tính phí", nghĩa là chính phủ sẽ không cần trả phí nếu không tìm thấy mảnh vỡ.

"Dựa trên thông tin và phân tích mới nhất từ các chuyên gia và nhà nghiên cứu, đề xuất tìm kiếm của Ocean Infinity có cơ sở và có thể được chính phủ Malaysia xem xét với tư cách là đơn vị quản lý chính thức của chuyến bay", ông Loke trình bày trước Quốc hội nước này.

Bộ trưởng Loke bổ sung rằng Ocean Infinity đang đề nghị mức phí 70 triệu USD – số tiền tương đương với mức đề xuất vào năm 2018 – nếu tìm thấy mảnh vỡ. Bộ Giao thông Vận tải Malaysia sẽ công bố thêm chi tiết sau khi kết thúc đàm phán và có sự phê duyệt từ chính phủ.

Các nguồn thạo tin cho biết khu vực tìm kiếm mới đã được mở rộng "tứ phía" so với khu vực mà Ocean Infinity khảo sát vào năm 2018.

Minh Trang
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine