Thứ hai 25/11/2024 17:13

Điểm tin nóng Thế giới ngày 18/7: Ukraine sẽ rút quân?; Hungary nói gì khi bị EU “tẩy chay”

Một nguồn tin quân sự ở Donetsk nói với hãng tin Tass, các lực lượng Ukraine đã rời bỏ vị trí ở phía đông bắc Chasiv Yar và đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề

Ukraine sẽ rút quân vì chịu quá nhiều thiệt hại, Đức giảm viện trợ Kiev?

Một nguồn tin quân sự ở Donetsk nói với hãng tin Tass, các lực lượng Ukraine đã rời bỏ vị trí ở phía đông bắc Chasiv Yar và đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề ở khu vực này.

Nguồn tin trên cho biết thêm: "Lính dù Nga đã đánh bật quân Ukraine khỏi phía đông bắc Chasiv Yar. Những người sống sót đã chạy trốn, rời bỏ vị trí để tiến sâu vào bên trong tuyến phòng thủ". Theo người này, quân Nga đã vượt qua kênh Seversky Donetsk-Donbass và sức ép đối với lực lượng Ukraine ở khu vực này ngày càng gia tăng.

Trước đó, quân đội Ukraine xác nhận, các binh sĩ nước này đã rút khỏi ngôi làng Krynky ở bờ bắc của Kherson.

Ở 1 diễn biến khác, theo Ukrainska Pravda và Spiegel, ngày 17/7, chính phủ Đức đã phê chuẩn dự thảo ngân sách cho năm 2025, trong đó bao gồm số tiền viện trợ cho Ukraine chỉ bằng 1/2 so với năm 2024.

Năm 2024, Đức phân bổ 8 tỷ Euro để trang bị và huấn luyện cho các lực lượng Ukraine nhưng năm 2025, số tiền viện trợ cho Kiev chỉ còn một nửa.

Năm 2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố ‘Zeitenwende’ - một bước ngoặt về chính sách quốc phòng của Đức. Khi đó, chính phủ liên minh của ông công bố kế hoạch trị giá 100 tỷ euro để hiện đại hóa quân đội. Quỹ hiện đại hóa đặc biệt dự kiến ​​sẽ cạn kiệt vào năm 2028, khi Đức đáp ứng khuyến nghị của NATO về việc chi 2% GDP cho quốc phòng. Nước này cũng cùng với các thành viên khác trong khối do Mỹ đứng đầu hỗ trợ Kiev bằng vũ khí và các hình thức viện trợ khác.

Nga bác tin chiến dịch tấn công Kharkov thất bại

Điện Kremlin bác thông tin chiến dịch tấn công Kharkov thất bại, sau khi quan chức Nga nói sẽ phong tỏa các làng biên giới vì pháo kích của Ukraine.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod, khu vực nằm giáp biên giới phía đông bắc Ukraine, ngày 16/7 cho biết sẽ ngăn người dân vào 14 làng biên giới, do Ukraine tiếp tục pháo kích vào lãnh thổ.

Thông báo này đồng nghĩa Nga chưa thể thiết lập "vùng đệm an ninh" cho Belgorod, như những gì Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố khi phát động chiến dịch tấn công Kharkov hồi tháng 5. Belgorod nằm đối diện với Kharkov bên kia giới và thường xuyên hứng chịu các đợt pháo kích, tập kích của Ukraine.

Khi được hỏi rằng liệu quyết định này có đồng nghĩa chiến dịch tấn công của Nga vào Kharkov đã thất bại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay khẳng định "không phải như vậy".

Thống đốc Gladkov trước đó cho biết hơn 200 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong khu vực kể từ khi xung đột Ukraine bắt đầu bùng phát cuối tháng 2/2022. Ông nói chính sách phong tỏa khu vực biên giới sẽ được áp dụng từ ngày 23/7, thêm rằng chỉ những người mặc trang phục chống đạn mới được phép qua trạm kiểm soát.

Kiev đã tăng cường tập kích lãnh thổ Nga trong suốt cuộc xung đột. Họ nói rằng đây là phản ứng chính đáng trước hành động của Nga. Ukraine tuần trước tập kích khu vực Belgorod trong 24 giờ, khiến 4 người chết và 20 người bị thương.

Ukraine đã phải tăng cường lực lượng cho khu vực Kharkov sau khi Nga phát động chiến dịch tấn công lớn hồi tháng 5.

Lực lượng Nga sau đó tuyên bố kiểm soát một số vùng lãnh thổ ở khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine. Các nhà phân tích quân sự cho biết mục tiêu thực sự của Nga khi phát động cuộc tấn công vào vùng đông bắc là buộc Ukraine phải điều chuyển quân từ các khu vực khác ở tiền tuyến tới Kharkov, nhằm tạo thế cho các mũi tiến công ở Donbass.

Thủ lĩnh Hezbollah ra cảnh cáo mới với /chu-de/chien-su-israel-hamas.topic

Dẫn một tuyên bố của thủ lĩnh Nasrallah ngày 17/7, hãng tin Reuters cho biết số lượng người không tham chiến thiệt mạng ở Liban tăng đột biến trong những ngày gần đây.

Thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah

Theo các nguồn tin an ninh và truyền thông nhà nước, 5 thường dân, tất cả là người Syria và trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel ở Liban trong ngày 16/7. Trước đó một hôm, ít nhất 3 thường dân Liban khác đã thiệt mạng.

Về phần mình, Israel cho biết họ tấn công các chiến binh và cơ sở hạ tầng của Hezbollah, không nhằm vào dân thường.

Israel và Hezbollah đã nổ ra giao tranh kể từ khi Hezbollah tuyên bố thành lập "mặt trận hỗ trợ" người Palestine ngay sau khi đồng minh Hamas tấn công các cộng đồng biên giới phía Nam Israel vào ngày 7/10/2023, khiến Israel triển khai chiến dịch quân sự mở rộng ở Gaza sau đó.

Các nhóm thân với Iran trong khu vực, bao gồm các phe phái vũ trang Shi'ite ở Syria, Iraq và Houthi của Yemen, cũng đã có những hành động tấn công Israel kể từ ngày 7/10.

Trong hơn 9 tháng giao tranh ở biên giới Liban, hơn 100 dân thường và hơn 300 chiến binh Hezbollah đã thiệt mạng. Bên cạnh đó, các thị trấn và làng mạc biên giới Liban cũng ghi nhận mức độ tàn phá chưa từng thấy kể từ cuộc chiến Israel-Liban năm 2006.

Trong những tuần gần đây, các nhà quan sát quốc tế lo ngại rằng Israel có thể mở rộng hoạt động quân sự ở Liban, kéo theo nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh rộng hơn.

Israel cho biết họ đang tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết cho một chiến dịch rộng lớn hơn nhưng vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra. Hezbollah cho biết họ không muốn chiến tranh với Israel nhưng sẵn sàng cho điều đó. Thủ lĩnh Nasrallah cũng hạ thấp khả năng Israel tiến hành một cuộc chiến toàn diện ở Liban. Ông nói rằng năng lực quân sự của nước này đã suy giảm sau cuộc chiến Gaza và khẳng định rằng tất cả xe tăng của quân đội Israel sẽ bị tiêu diệt nếu tiến vào Liban.

Hậu tấn công căn cứ quân sự, quan hệ Pakistan và Afghanistan “căng như dây đàn”

Ngày 17/7, Bộ Ngoại giao Pakistan đã triệu Phó Đại diện phái đoàn ngoại giao của chính quyền Afghanistan, hiện do lực lượng Taliban nắm quyền, để yêu cầu chính quyền Taliban ngăn chặn các nhóm chiến binh mà Islamabad cho là đang ẩn nấp ở nước láng giềng và đã thực hiện vụ tấn công căn cứ quân sự nước này trước đó 2 ngày.

Trước đó, ngày 15/7, một nhóm chiến binh đã tấn công căn cứ ở Bannu ở Tây Bắc Pakistan, lao xe chở đầy chất nổ về phía căn cứ này và khiến 8 thành viên lực lượng an ninh Pakistan thiệt mạng. Nhóm chiến binh Hafiz Gul Bahadur đã nhận thực hiện vụ tấn công. Quân đội Pakistan cho rằng nhóm này hoạt động ở nước láng giềng Afghanistan.

Trong thông báo mới đưa ra, Bộ Ngoại giao Pakistan nhấn mạnh mối quan ngại sâu sắc của nước này về sự hiện diện của các nhóm khủng bố bên trong Afghanistan, tiếp tục đe dọa an ninh của Pakistan. Islamabad kêu gọi chính quyền Taliban điều tra đầy đủ và có hành động ngay lập tức, mạnh mẽ và hiệu quả nhằm trừng phạt thủ phạm của vụ tấn công Bannu, ngăn chặn tái diễn các cuộc tấn công như vậy.

Gần đây, Pakistan đã nhiều lần nêu vấn đề gia tăng các cuộc tấn công xuyên biên giới với chính quyền Taliban, làm gia tăng căng thẳng giữa các nước láng giềng vốn đã chứng kiến các cuộc xung đột giữa các lực lượng an ninh ở biên giới trong những năm gần đây. Chính quyền Taliban luôn phủ nhận việc cho phép phiến quân sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tấn công Pakistan.

Minh Trang

Tin cùng chuyên mục

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga