Chủ nhật 29/12/2024 14:58

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 3/10/2023: Giá vàng xuống mức thấp nhất

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 3/10: Giá vàng xuống mức thấp nhất; Việt Nam thu gần 1,9 tỷ USD từ XK cao su; thị trường bất động sản vào cuộc đua cuối năm…

Giá vàng xuống mức thấp nhất

Sáng nay 3/10, giá kim loại quý thế giới đã xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua, do USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao.

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 3/10/2023: Giá vàng xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua. Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Ở trong nước, rạng sáng nay giá vàng biến động trái chiều với thế giới và giao dịch quanh ngưỡng 69 triệu đồng/lượng.

Hiện tại, giá vàng PNJ niêm yết ở mức 68,1 triệu đồng/lượng mua vào và 68,95 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 150.000 đồng ở chiều bán lên lần lượt 68,4 triệu đồng/lượng và 69,05 triệu đồng/lượng.

Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 68,2 triệu đồng/lượng và bán ra mức 68,92 triệu đồng/lượng. Tại TP. Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều.

Việt Nam thu gần 1,9 tỷ USD từ xuất khẩu cao su

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước tính đạt 210.000 tấn, trị giá 270 triệu USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với tháng 8/2023. Còn so với tháng 9/2022 tăng 8,5% về lượng, nhưng giảm 3,7% về trị giá.

Lũy kế 9 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su ước tính đạt khoảng 1,42 triệu tấn, trị giá 1,89 tỷ USD, tăng 1,6% về lượng nhưng giảm 17,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7%

Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024 - 2025. Tuy nhiên, triển vọng nêu trên còn phụ thuộc vào một số rủi ro đang gia tăng.

Thị trường bất động sản vào cuộc đua cuối năm

Thị trường bất động sản đã có các dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Thông tin từ các đơn vị bán hàng cho thấy, lượng khách tìm mua nhà gia tăng. Các dự án cũng đã bắt đầu ra hàng trở lại. Đặc biệt, phân khúc chung cư tại các thành phố lớn như Hà Nội đang có giao dịch tốt hơn cả.

Nhiều sàn giao dịch bất động sản cho biết đang trở nên bận rộn hơn khi có đông khách tới tìm hiểu giao dịch, đặc biệt ở phân khúc căn hộ chung cư.

TP. Hồ Chí Minh nằm trong nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất

Hiện nay cả nước còn 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp là Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, TP. Hồ Chí Minh, với tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 30%.

Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh thẳng thắn nhìn nhận: Mặc dù tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm địa phương có tốc độ giải ngân chậm. Nguyên nhân cơ bản là do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc.

Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng nào đang cao nhất?

Đầu tháng 10, lãi suất tiết kiệm tiếp tục có xu hướng giảm, mức lãi suất cao nhất là 6,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Ở kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng CBBANK hiện có mức lãi suất cao nhất là 6,6%/năm. Tiếp theo là các ngân hàng: DongA Bank (6,55%/năm), PVCombank, VietA Bank, BaoViet Bank đều có mức 6,5%/năm; NCB, LPBank có chung mức 6,4%/năm…

Ở kỳ hạn 6 tháng, PVCombank hiện có mức lãi suất cao nhất là 6,4%/năm, tiếp theo có mức lãi suất 6,3%/năm là các ngân hàng: NCB, CBBank, LPBank; sau đó là Dong A Bank (6,2%/năm)...

Ở kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất cao nhất là 4,75%/năm thuộc về các ngân hàng: NCB, BaoVietBank, Viet A Bank, Bac A Bank, SCB, VIB, KienLongBank…

Đối với khoản tiền lớn, lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 11%. Cụ thể, tại ngân hàng PVCombank, nếu khách hàng gửi tiết kiệm từ 2.000 tỷ đồng trở lên sẽ được hưởng lãi suất 11%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.

Kế tiếp là lãi suất của HDBank, với biểu lãi suất dao động từ 3,95 - 8,9%. Trong đó, trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm 12 tháng, 13 tháng với khoản tiền từ 300 tỷ đồng trở lên sẽ hưởng lãi suất lần lượt là 8,4% và 8,9%.

493 biển số đã được đấu giá với tổng số tiền là 214 tỷ đồng

Tính từ ngày 15/9 đến nay đã có 493 biển số được tổ chức đấu giá trực tuyến với tổng số tiền 214 tỷ đồng. Hiện đã có 76 người hoàn thành nghĩa vụ tài chính với 16 tỷ đồng và 3 khách hàng đã đến đăng ký xe.

Trong các phiên đấu giá, buổi đầu tiên (15/9) gây chú ý nhiều nhất về mức tiền được trả cho 11 biển số tổng cộng hơn 82 tỷ đồng.

Mức giá cao kỷ lục 32,34 tỷ đồng đã thuộc về biển số khu vực TP. Hồ Chí Minh: 51K-888.88. Đây cũng là biển số thu hút tới hơn 400 lượt trả giá. Đứng thứ hai và thứ ba đều là biển số của Hà Nội. Trong đó, biển 30K-555.55 có giá hơn 14,1 tỷ đồng. Biển 30K-567.89 có giá hơn 13 tỷ đồng.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Điểm tin kinh tế - thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển