Thứ bảy 28/12/2024 16:52

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 2/9/2023: Giá vàng đi lên; thị trường bất động sản đang ở "đáy"

Một số thông tin đáng chú ý trong điểm tin kinh tế - thị trường ngày 2/9/2023: Giá vàng tiếp tục đi lên; Việt Nam dẫn đầu thị trường sầu riêng tươi…

Giá vàng đi lên

Giá các kim loại quý, giá vàng thế giới dao động gần mức cao kỷ lục của một tháng qua, sau khi số liệu lạm phát ở Mỹ như mong đợi và số lượng việc làm yếu hơn đã củng cố dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất trong năm nay.

Giá vàng tiếp tục đi lên

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco vào lúc 21 giờ ngày 1/9 giờ Việt Nam ở mức 1.938,5 USD mỗi ounce. Giá vàng kỳ hạn được giao dịch ở mức 1.970,8 USD một ounce.

Chốt phiên giao dịch 1/9, giá vàng miếng 4 số 9 mua vào tại SJC TP. Hồ Chí Minh là 67,55 triệu đồng mỗi lượng và 68,25 triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán ra. Giá vàng miếng 4 số 9 tại SJC Hà Nội niêm yết ở mức 67,55 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và bán ra là 68,27 triệu đồng.

Doji Hà Nội niêm yết ở mức 67,6 triệu đồng một lượng ở chiều mua vào và 68,3 triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán ra.

Các điểm du lịch quanh Hà Nội hút khách dịp nghỉ lễ 2/9

Không mất nhiều thời gian di chuyển, tiết kiệm chi phí nhờ những chương trình giảm giá mạnh, các khu vui chơi các homestay, resort ở ngoại thành Hà Nội dịp nghỉ lễ 2/9 hút khách.

Dịp nghỉ lễ năm nay, nhiều homestay, resort tại Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất chạy chương trình giảm giá 30 - 40%. Phân khúc phòng cũng được chia làm nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, khoảng 500 – 800 nghìn đồng; những căn nhà trong homestay, resort có nhiều phòng, ở vị trí đẹp, có bể bơi giá từ 3 - 10 triệu đồng. Ngoài giảm giá các homestay, resort còn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, cảnh quan để thu hút khách.

Lượng du khách đến thăm Lăng Bác tiếp tục tăng

Không chỉ các vùng ngoại thành, trên khắp các tuyến phố nằm ở trung tâm Thủ đô như Hàng Buồm, Hàng Gai, Thuốc Bắc, Tạ Hiện, Lăng Bác, các bảo tàng, nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long… cũng rất đông du khách.

Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về thị trường sầu riêng tươi

Không chỉ dẫn đầu thị trường sầu riêng tươi để bán mà giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn đang rất tốt. Theo Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2019 đến nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới. Khối lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 10.000 - 15.000 tấn.

Từ năm 2022, năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đã tăng lên trên 46.000 tấn.

Còn thời điểm này, cùng vào mùa với các loại trái cây khác, sầu riêng tiếp tục duy trì sự sôi động với mức giá dao động 55.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại.

Năm 2022 lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 78% tổng lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Doanh nghiệp dệt may ứng phó với tình trạng thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp dệt may dự báo nhu cầu thấp của năm 2023 có thể sẽ kéo dài sang năm 2024. Bởi lẽ, động lực tăng trưởng cho ngành này chưa thực sự rõ ràng, tổng cầu có thể chỉ tăng theo mức tăng tự nhiên hàng năm theo các mùa lễ hội cuối năm.

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng cầu dệt may thế giới năm nay có khả năng giảm từ 8-10%, do vậy, ngành dệt may Việt Nam còn khó khăn ít nhất đến hết năm nay và sang đầu năm 2024. Dự báo, xuất khẩu dệt may Việt Nam năm nay chỉ có thể đạt trên dưới 40 tỷ USD, giảm khoảng 9-10% so với năm 2022.

Bên cạnh việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50%.

Để đón đầu xu hướng phát triển mới, doanh nghiệp cần chủ động về nguồn lực, tài chính, tăng cường quản trị cũng như tiết giảm tối đa các khoản chi phí... nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Kiến nghị áp giá sàn với gạo xuất khẩu

Hiện nay, có hơn 200 thương nhân xuất khẩu gạo và nhiều tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo ủy thác nên cạnh tranh khá gay gắt, trong đó có cạnh tranh về giá.

Theo cập nhật giá gạo xuất khẩu Việt Nam của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 31/8, gạo 5% tấm là 643 USD/tấn, gạo 25% tấm là 628 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể trong đợt sốt giá gạo năm nay và cao nhất kể từ năm 2008.

Đối với tình hình sản xuất và thương mại gạo sắp tới, VFA dự báo sẽ có nhiều biến động, rủi ro do chính sách xuất nhập khẩu gạo của một số nước, diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết và vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đưa lên hàng đầu.

Trước tình tình đó, VFA kiến nghị Chính phủ và ngân hàng nhà nước xem xét có các cơ chế hỗ trợ về vốn cho thương nhân nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thu mua lúa gạo, bảo đảm nguồn hàng tồn kho dự trữ lưu thông.

Xuất khẩu gạo đang chịu sự cạnh tranh khá gay gắt, trong đó có cạnh tranh về giá

VFA cũng kiến nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân xuất khẩu gạo, nhất là những thương nhân đã đầu tư cơ sở sản xuất theo Nghị định 109/2010 và các thương nhân thuê kho theo Nghị định 107/2018.

Thị trường bất động sản đang nằm ở "đáy"

Theo chuyên gia, hiện tại đang là thời điểm tốt để nhà đầu tư có thể mua bất động sản ưng ý. Với những diễn biến giá được ghi nhận, thị trường bất động sản đang nằm trong vùng đáy, tức là ở mức giá phù hợp để lựa chọn bất động sảnphục vụ mục đích đầu tư.

Từ tháng 7 đến hiện tại, nhiều dự án bất động sản lớn, quy mô đã quay lại đường đua bán hàng, giúp thị trường bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Một số ngân hàng đã đưa lãi suất cho vay mua nhà về dưới 10%/năm. Thậm chí, một số chủ đầu tư còn mạnh dạn đưa ra chính sách bán hàng 0% lãi suất kéo dài tới vài năm.

Giới chuyên gia cho rằng, thị trường đang ở vùng đáy, nghĩa là hiện nếu chúng ta đi mua bất động sản thì đang có lợi thế khi ít người mua và chúng ta có nhiều sự lựa chọn. Nhưng nếu để nửa năm nữa, lúc đấy người đi mua bắt đầu nhiều lên, thì mỗi bất động sản sẽ có nhiều người quan tâm, chúng ta không còn sự lựa chọn tốt nữa…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính