Chủ nhật 22/12/2024 17:03

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/9/2023: Giám sát chặt việc sản xuất, kinh doanh bánh trung thu

Một số thông tin đáng chú ý trong điểm tin kinh tế-thị trường ngày 11/9: Giám sát chặt sản xuất kinh doanh bánh trung thu; khó khăn tìm vốn chuyển đổi xanh...

Giám sát chặt việc sản xuất và kinh doanh bánh trung thu

Lực lượng quản lý thị trường đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa đến hết năm 2023.

Đáng lưu ý, trong thời gian ngắn tiến hành kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện nhiều sai phạm trong sản xuất, kinh doanh như bánh trung thu 3 không gồm không nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, không thành phần.

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/9: Giám sát chặt việc sản xuất, kinh doanh bánh trung thu

Hầu hết các loại bánh này đang được bày bán tràn lan trên thị trường bất chấp việc quản lý của cơ quan chức năng cũng như không đảm bảo an toàn thực phẩm với người tiêu dùng.

Khó khăn tìm vốn để chuyển đổi xanh

Trong báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố, cơ quan này ước tính Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP/năm để thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đầu tư vào khả năng phục hồi khoảng 254 tỷ USD và 114 tỷ USD cho hành trình khử carbon theo cam kết với cộng đồng quốc tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam sẽ cần khoản đầu tư khổng lồ trong gần 30 năm tới.

Thu hồi, tạm dừng xuất khẩu mã số sầu riêng, chuối sang Trung QUốc

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương thu hồi, tạm dừng xuất khẩu mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trái sầu riêng, chuối, thanh long... xuất khẩu sang Trung Quốc do nhiều lần vi phạm kiểm dịch.

Vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo về việc phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật (nhiễm các loài sâu bệnh như rệp sáp) trên chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Nghệ An lần đầu tiên thu hút đầu tư FDI vượt 1 tỷ USD

Trong 9 tháng năm 2023 tỉnh Nghệ An đã điều chỉnh và cấp mới 16 dự án đầu tư FDI, tổng vốn là 1,12 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Nghệ An vượt mốc 1 tỷ USD thu hút FDI trong 1 năm.

Con số 1,12 tỷ USD trong 9 tháng năm 2023 vượt gấp đôi kế hoạch đề ra năm 2023. Với kết quả này, Nghệ An đã vươn lên xếp thứ 8 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đứng đầu trong 14 tỉnh, thành Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án

Theo dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tối đa 15 tỷ đồng/dự án.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư tại vùng nông thôn đáp ứng một trong các điều kiện sau: Dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm B trở lên theo quy định của pháp luật đầu tư công; có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học có công suất thiết kế tối thiểu 100 tấn/ngày.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 30% chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án.

Mã xác thực OTP tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo báo cáo, năm 2022, số lượng sự cố mất an toàn thông tin xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương chiếm 31% tổng số lượng toàn cầu, chủ yếu do bị đánh cắp thông tin tài khoản.

Việt Nam hiện có tới hơn 90% người dùng sử dụng mật khẩu bằng số và ký tự truyền thống. Việc bị đánh cắp mật khẩu dẫn đến nguy cơ người dùng có thể bị tấn công, lừa đảo trực tuyến.

Mã OTP hiện đang được đông đảo người dùng Việt sử dụng như là bước xác thực thứ hai (sau mật khẩu) khi đăng nhập một tài khoản dịch vụ mạng (email, mạng xã hội, OTT...) hoặc khi muốn thực hiện một giao dịch (thanh toán, chuyển tiền...). Nó được xem là yếu tố bảo mật cuối cùng trước khi việc đăng nhập tài khoản hoặc lệnh giao dịch được thực thi. Điều này khiến mã OTP thành đích ngắm của tội phạm mạng.

Mã xác thực OTP tiềm ẩn nhiều rủi ro

Rất nhiều trò lừa đảo gần đây đều nhắm đến việc thu thập mã OTP của người dùng: dọa khóa SIM do chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao; mạo danh ngân hàng thu thập thông tin; phát tán tin nhắn mạo danh ngân hàng; giả mạo website của các doanh nghiệp, ngân hàng, sàn giao dịch điện tử...; giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án; chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook, Telegram...

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Điểm tin kinh tế - thị trường

Tin cùng chuyên mục

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu