Thứ hai 28/04/2025 15:27

Điểm tin Công Thương và Pháp luật ngày 9/9: Cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế; xử lý kinh doanh sim rác

Điểm tin Công Thương và Pháp luật ngày 9/9/2023: Phát hiện 3 cơ sở kinh doanh mua bán “Sim rác”; cưỡng chế thuế tại Quảng Bình; truy thu thuế 120 triệu đồng…

Phát hiện 3 cơ sở kinh doanh mua bán “Sim rác”

Báo Công lý ngày 9/9, đưa tin: Phát hiện 3 cơ sở kinh doanh “Sim rác”

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Giang đang tiến hành lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật đối với 3 cơ sở bán SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao của người khác (Sim rác).

Ảnh minh họa

Tại 3 cơ sở kinh doanh, trong đó có 1 cơ sở tại xã Quang Châu, huyện Việt Yên do N.T.M (SN1983, trú tại phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang) là chủ và 2 cơ sở kinh doanh tại thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên do T.T.Q, (SN 1983, trú tại thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên) và N.V.C (SN 1997, trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên) là chủ. Công an phát hiện việc bán sim rác, tang vật thu giữ là 2 SIM thuê bao thuộc nhà mạng Mobifone, 1 SIM thuê bao thuộc nhà mạng iTel và 440.000 đồng.

Các chủ cơ sở kinh doanh trên đã vi phạm quy định tại điểm b, Khoản 7, Điều 33 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ), mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hiện, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiến hành lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp có 'máu mặt' tại Quảng Bình

Báo Tiền Phong ngày 9/9 đưa tin: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp có 'máu mặt' tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa ra quyết định cưỡng chế thuế đối với hàng loạt doanh nghiệp được xem là có “máu mặt” đang làm ăn tại địa phương này, với số tiền hơn 150 tỷ đồng.

Đứng Top đầu số tiền thuế bị cưỡng chế là Công ty sản xuất bột đá chất lượng cao Linh Thành Quảng Bình (xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa). Công ty này hiện còn nợ hơn 120 tỷ đồng tiền thuế cấp quyền khai thác mỏ.

Nguyên nhân nợ thuế, theo giải thích của doanh nghiệp này là do chưa giải phóng được mặt bằng để khai thác mỏ và lắp dây chuyền sản xuất. Việc ách tắc trong giải phóng mặt bằng kéo dài gần 10 năm nay khiến doanh nghiệp thiệt đơn, thiệt kép.

Dự án khách sạn 5 sao phơi mưa nắng của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình bị cưỡng chế hơn 10 tỷ đồng

Vị trí thứ 2 là Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Trường Sơn (phường Phú Hải, Đồng Hới), bị cưỡng chế thuế 16,3 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và du lịch.

Tiếp theo là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Quảng Bình (20 Quách Xuân Kỳ, phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới), bị cưỡng chế thuế hơn 10 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tổng công ty Tân Hoàn Cầu (khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, phường Bắc Lý), bị cưỡng chế hơn 3,8 tỷ đồng.

Theo Cục thuế tỉnh Quảng Bình, các công ty trên bị cưỡng chế do có số tiền quá hạn nộp, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc hội.

Xây dựng 1369 bị phạt và truy thu thuế 120 triệu đồng

Tạp chí Người đưa tin ngày 8/9 đăng tin: Xây dựng 1369 bị phạt và truy thu thuế 120 triệu đồng

Công ty CP Xây dựng 1369 (HNX: C69) có địa chỉ trụ sở chính tại số 37, 38 phố Dã Tượng, phường Lê Thanh Nghị, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương đã thông báo nhận được quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục Thuế tỉnh Hải Dương.

Cụ thể, Công ty CP Xây dựng 1369 đã khai sai thuế giá trị gia tăng dẫn đến thiếu tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp tháng 10/2021. Đồng thời khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021, 2022.

Theo đó, công ty này bị phạt vi phạm hành chính 20% trên số tiền thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp tăng thu qua thanh tra với số tiền là 76,5 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 16, Nghị định số 125 ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; tiền chậm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là 39,1 triệu đồng. Tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng là 4,6 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền mà Công ty CP Xây dựng 1369 phải nộp phạt là 120,2 triệu đồng.

Vân An
Bài viết cùng chủ đề: vi phạm pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà 'hot'

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa