Vụ Hậu 'pháo' hối lộ quan chức: Lật tẩy 'màn kịch' thâu tóm dự án chợ đầu mối

Vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan dự án chợ đầu mối tại Vĩnh Phúc tiếp tục hé lộ những tình tiết rúng động khiến cựu Bí thư Tỉnh ủy và loạt cán bộ nhúng chàm.
Vụ Hậu “pháo”: Bắt Phó Bí thư Vĩnh Phúc và nguyên Bí thư Quảng Ngãi Vụ Hậu pháo hối lộ quan chức: Những ai đã nhận tiền?

"Bắt tay" thâu tóm dự án tỷ đô

Theo kết luận điều tra vụ án, dự án chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại Vĩnh Tường (gọi tắt là dự án chợ đầu mối) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long làm chủ đầu tư từ năm 2012. Tuy nhiên, dự án này liên tục bị chậm tiến độ, đến năm 2016 có nguy cơ bị thu hồi.

Bà Hoàng Thị Thúy Lan (Ảnh: V.P.)

Cưu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan. (Ảnh: V.P.)

Đúng vào thời điểm này, Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty Thăng Long, đã tiếp cận bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại phòng làm việc của bà Lan, Hậu đã đặt vấn đề muốn được tiếp quản dự án và hứa hẹn sẽ "bồi dưỡng" xứng đáng.

Theo kết quả điều tra, bà Lan đã đồng ý "bật đèn xanh" cho Hậu, chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty Thăng Long được tiếp quản dự án. Đổi lại, Hậu đã "lót tay" cho bà Lan và một số cán bộ chủ chốt của tỉnh Vĩnh Phúc hàng tỷ đồng.

"Phù phép" dự án chết thành "gà đẻ trứng vàng"

Để hợp thức hóa việc "thâu tóm" dự án, Hậu đã sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi. Công ty Thăng Long được thành lập với mục đích chính là để tiếp quản dự án. Hậu "pháo" đã dùng tiền để mua chuộc một số cán bộ, công chức trong các cơ quan chức năng, giúp công ty này vượt qua các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án một cách nhanh chóng.

Chỉ trong vòng vài tháng, từ một dự án có nguy cơ bị thu hồi, dự án chợ đầu mối đã được "phù phép" biến thành một dự án "gà đẻ trứng vàng" cho Công ty Thăng Long. Diện tích đất được mở rộng, quy mô đầu tư được tăng lên, các thủ tục pháp lý được giải quyết một cách nhanh chóng.

Quá trình điều tra cho thấy, bà Lan không hành động một mình. Bà đã chỉ đạo ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (sau này là Chủ tịch UBND tỉnh), ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và ông Phạm Hoàng Anh, Giám đốc Sở Xây dựng, cùng tham gia vào "màn kịch" thâu tóm dự án.

Ông Phạm Hoàng Anh thậm chí còn chủ trì cuộc họp với đại diện các sở, ngành để thống nhất việc chia tách doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Công ty Thăng Long được tiếp tục thực hiện dự án.

Để "qua mặt" Bộ Xây dựng, ông Phạm Hoàng Anh đã ký văn bản đề nghị Bộ này chấp thuận đầu tư và cho phép chuyển quyền sử dụng đất tại dự án. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong hồ sơ dự án, đặc biệt là việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc.

Sai phạm chồng sai phạm

Ngày 7/6/2017, Phạm Hoàng Anh ký văn bản gửi các Sở, ngành xin ý kiến chấp thuận đầu tư dự án. Các Sở, ngành có ý kiến gửi Sở Xây dựng, trong đó:

Sở Tài chính có văn bản nêu nội dung: "Đây là dự án lớn (tổng mức đầu tư 2.402,419 tỷ đồng), phạm vi ảnh hưởng rộng tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đề nghị Sở Xây dựng tham khảo ý kiến các đơn vị chuyên ngành, kết hợp với việc thuê đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực thực hiện thẩm định hồ sơ để có cơ sở báo cáo UBND tỉnh".

Sở Tài nguyên & Môi trường có văn bản nêu nội dung: "Nếu dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư thì UBND huyện Vĩnh Tường cần phải đưa dự án vào danh mục kế hoạch sử dụng đất hàng năm (giai đoạn 2016-2020) phù hợp với thời điểm chủ đầu tư xin triển khai thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo có đủ căn cứ pháp lý khi thực hiện thủ tục thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất".

Sở Kế hoạch& Đầutuw có văn bản nêu nội dung: "Ngoài phần dự án đang đề xuất chấp thuận này Nhà đầu tư phải có trách nhiệm triển khai thực hiện toàn bộ dự án theo Quyết định 2980/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 với tổng diện tích khoảng 188ha".

Mặc dù các ý kiến nêu trên thể hiện hồ sơ còn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, nhưng ngày 30/6/2017, Phạm Hoàng Anh vẫn ký Tờ trình gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị chấp thuận đầu tư dự án. Cùng ngày 30/6/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, giao Công ty Thăng Long làm chủ đầu tư, quy mô diện tích sử dụng đất 92,9897ha, tổng mức đầu tư 2.402,41 tỷ đồng, thay đổi tiến độ thực hiện từ năm 2012 đến năm 2018 thành từ năm 2017 đến năm 2022.

Ngoài việc tạo điều kiện cho Công ty Thăng Long làm chủ đầu tư, giãn tiến độ thực hiện dự án, thực hiện chỉ đạo của Hoàng Thị Thúy Lan, ngày 12/4/2018, Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất Dự án chợ đầu mối theo hướng có lợi cho Công ty Thăng Long bằng việc điều chỉnh tăng quy mô, diện tích đối với đất Nhà ở xã hội thấp tầng, thay đổi biệt thự song lập thành biệt thự đơn lập, tăng diện tích đất nhà phố thương mại. Tiếp tục điều chỉnh phân kỳ thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2022 thành từ năm 2017 đến năm 2024.

Quá trình thực hiện dự án, Hậu đã nhiều lần gặp Hoàng Thị Thúy Lan, Lê Duy Thành, Phạm Hoàng Anh để "nhờ tạo điều kiện chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), giao đất, điều chỉnh quy hoạch, quy mô, tiến độ thực hiện dự án.

Do được Hậu đặt vấn đề nhờ tạo điều kiện, Hoàng Thị Thúy Lan, Lê Duy Thành, Phạm Hoàng Anh đã tạo điều kiện, hợp thức thủ tục cho Công ty Thăng Long của Nguyễn Văn Hậu được làm chủ đầu tư, tiếp tục thực hiện dự án trái quy định pháp luật.

Cũng theo kết luận điều tra, để được liên tục tạo điều kiện cho Công ty Thăng Long, Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện dự án chợ đầu mối và một số dự án khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian kéo dài như trên, từ năm 2017 đến năm 2024. Nguyễn Văn Hậu đã nhiều lần gặp gỡ, thỏa thuận và đưa tiền cho Hoàng Thị Thúy Lan, Lê Duy Thành, Phạm Hoàng Anh.

Cụ thể: Đưa 3 lần cho Hoàng Thị Thúy Lan tổng số tiền 25 tỷ đồng và 1 triệu USD; đưa trực tiếp 4 lần cho Lê Duy Thành tổng số tiền 20 tỷ đồng và 1,3 triệu USD; đưa trực tiếp 5 lần cho Phạm Hoàng Anh tổng số tiền 400 triệu đồng và 20.000 USD.

Ngoài ra, trong thời gian từ năm 2022 đến năm 2024, theo gợi ý của Phạm Hoàng Anh, Hậu còn đưa Hoàng Anh 4 lần với tổng số tiền 5 tỷ đồng và 500.000 USD.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án. Trong đó, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về 3 tội: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Ngoài ra, có 9 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ", trong đó có bà Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc); Lê Duy Thành (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc); Phạm Hoàng Anh (cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc); Nguyễn Văn Khước (cựu Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc); Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi); Lê Viết Chữ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi).

Văn Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Trong khoảng 1 năm, các đối tượng đã khai thác không đúng nội dung giấy phép, khai thác ngoài khu vực mỏ đất được cấp phép, thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng.
Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Công an thành phố Huế khởi tố vụ án hình sự, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với Phan Thị Nhật Vi với hành vi chiếm đoạt tài sản.
Những loại thuốc nào bị làm giả tại

Những loại thuốc nào bị làm giả tại 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị triệt phá?

Liên quan đến 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị công an triệt phá, có 21 loại thuốc đã bị làm giả, chủ yếu là thuốc tân dược, thuốc trị xương khớp.
Sau ‘lò’ sữa giả 500 tỷ, công an phá ‘ổ’ thuốc giả 200 tỷ, chủ yếu chữa xương khớp

Sau ‘lò’ sữa giả 500 tỷ, công an phá ‘ổ’ thuốc giả 200 tỷ, chủ yếu chữa xương khớp

Công an Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô toàn quốc, khởi tố 14 đối tượng, thu giữ 10 tấn nguyên liệu và thuốc giả.
Bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển ma túy từ Lào qua Điện Biên đi tiêu thụ

Bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển ma túy từ Lào qua Điện Biên đi tiêu thụ

Chiều 15/4, lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đã bắt giữ hai đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn được ngụy trang tinh vi.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên trao thưởng nóng lực lượng bắt đối tượng vận chuyển 10kg heroin

Điện Biên trao thưởng nóng lực lượng bắt đối tượng vận chuyển 10kg heroin

Ngày 15/4, Công an Điện Biên trao thưởng lực lượng phối hợp bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển gần 10kg heroin tại Lào, khẳng định hiệu quả phòng chống ma túy từ xa
Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam phá sản

Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam phá sản

Nợ hơn 150 tỷ đồng kéo dài, Công ty cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (tỉnh Quảng Nam) thực hiện thủ tục phá sản trong năm 2025.
Thanh Hóa: Dựng hiện trường giả rồi hô hoán báo công an bị mất trộm

Thanh Hóa: Dựng hiện trường giả rồi hô hoán báo công an bị mất trộm

Do nợ nần, bà H. đã lấy 40 triệu của mình đi trả nợ rồi dùng 1 con dao, 1 cái búa tạo hiện trường giả sau đó hô hoán báo công an bị mất trộm.
Thanh Hóa: Chợ đầu mối Đông Hương xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa: Chợ đầu mối Đông Hương xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Trong quá trình vận hành, Chợ đầu mối Đông Hương đã xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư là Công ty Bình Minh bị phạt nặng.
Thanh Hóa: Đường dây

Thanh Hóa: Đường dây 'cát tặc' trên sông Chu sa lưới

Đường dây 'cát tặc' trên sông Chu do Nguyễn Viết Thông - Giám đốc Công ty TNHH khai thác khoáng sản Minh Thông cầm đầu vừa bị Công an Thanh Hóa triệt phá.
Đà Nẵng: Phá đường dây làm giả tài liệu, buôn bán vũ khí thô sơ

Đà Nẵng: Phá đường dây làm giả tài liệu, buôn bán vũ khí thô sơ

Công an Đà Nẵng triệt phá đường dây làm giả tài liệu và tàng trữ, mua bán vũ khí thô sơ, tạm giữ 4 đối tượng.
Đà Nẵng: Đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm, giải phóng mặt bằng dự án Làng Vân

Đà Nẵng: Đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm, giải phóng mặt bằng dự án Làng Vân

Dự án Làng Vân chậm tiến độ bàn giao mặt bằng và lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc để giải phóng mặt bằng.
Quảng Nam: Khởi tố, bắt tạm giam Tiktoker Dưỡng Dướng Dường

Quảng Nam: Khởi tố, bắt tạm giam Tiktoker Dưỡng Dướng Dường

Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố vụ án, bắt giam Mai Văn Dưỡng, tức Tiktoker Dưỡng Dướng Dường.
Quảng Nam: Hàng trăm công nhân Công ty May Minh Hoàng 2 gần 3 năm không được đóng bảo hiểm xã hội

Quảng Nam: Hàng trăm công nhân Công ty May Minh Hoàng 2 gần 3 năm không được đóng bảo hiểm xã hội

Hàng trăm công nhân làm việc tại Công ty May Minh Hoàng 2 đang rất bức xúc vì doanh nghiệp này không đóng bảo hiểm xã hội gần 3 năm.
Thanh Hóa: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa

Thanh Hóa: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa

Bà Phạm Thị Lượng, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc nội trú - THCS Quan Hóa.
Vụ

Vụ 'mẹ giết con' ở Quảng Nam: Có thể sẽ bị tịch thu toàn bộ số tiền bảo hiểm đã trục lợi

Theo Luật sư, trong vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm, nếu xác định đó là tài sản có được từ hành vi phạm tội thì toà án có thể tuyên tịch thu toàn bộ.
Công an Thanh Hóa mạnh tay,

Công an Thanh Hóa mạnh tay, 'cát tặc' hết đường sống

Công an tỉnh Thanh Hóa đang mạnh tay xử lý các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, kiên quyết xóa sổ 'cát tặc', bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Lào Cai: Bắt 47 đối tượng trong đường dây xyanua, tiếp tay cho vàng tặc

Lào Cai: Bắt 47 đối tượng trong đường dây xyanua, tiếp tay cho vàng tặc

Công an tỉnh Lào Cai triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua); tàng trữ trái phép vật liệu nổ… cung cấp hoạt động khai thác vàng tặc.
Phú Thọ: Mỏ đất Thạch Xuân

Phú Thọ: Mỏ đất Thạch Xuân 'chưa đủ chuẩn', Chủ tịch xã vẫn đề nghị 'châm chước'

Mỏ đất Thạch Xuân (xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) hoạt động nhiều năm nhưng không đủ điều kiện khai thác tối thiểu, gây thất thoát ngân sách.
Lật tẩy chiêu trò

Lật tẩy chiêu trò 'rửa' giấy phép cho bác sĩ Trung Quốc

Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng vừa mở phiên tòa xét xử vụ án làm giả giấy phép cho bác sĩ Trung Quốc chưa đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam.
Kỳ 1: Khói độc, xỉ đồng

Kỳ 1: Khói độc, xỉ đồng 'vây' người dân làng đúc đồng Đại Bái

Làng đúc đồng Đại Bái là điểm nóng về tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, nơi người dân chịu ảnh hưởng nặng nề của khói độc, xỉ đồng.
Giám đốc Công an Bắc Ninh: Sẽ xử nghiêm các vi phạm tại làng đúc đồng Đại Bái

Giám đốc Công an Bắc Ninh: Sẽ xử nghiêm các vi phạm tại làng đúc đồng Đại Bái

Các hộ sản xuất ở làng đúc đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) sẽ bị lực lượng Công an tỉnh Bắc Ninh xử lý nghiêm nếu có hành vi xả thải.
Kì 2: Loạt biệt thự

Kì 2: Loạt biệt thự 'mọc' trong cụm công nghiệp đúc đồng Đại Bái

Cụm công nghiệp đúc đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bị phá vỡ quy hoạch, 'mọc' lên nhiều nhà tầng, biệt thự trong khu vực sản xuất.
Thành phố Huế: Bắt tạm giam đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Thành phố Huế: Bắt tạm giam đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Công an thành phố Huế khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Xuân Bình về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân."
Ông Trịnh Văn Chiến kháng cáo, đề nghị chuyển tội danh

Ông Trịnh Văn Chiến kháng cáo, đề nghị chuyển tội danh

Sau khi bị tòa án tuyên án 30 tháng tù treo, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã có đơn kháng cáo, đề nghị chuyển tội danh.
Mobile VerionPhiên bản di động