Thứ hai 30/12/2024 00:55

Điểm tin Công Thương và Pháp luật ngày 30/8/2023: Đằng sau danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Điểm tin Công Thương và Pháp luật ngày 30/8/2023: Đằng sau danh sách doanh nghiệp nợ thuế; vi phạm về bảo vệ đê điều; xả thải ra môi trường...

Doanh nghiệp nợ thuế

Báo Thanh niên hôm nay 30/8/2023, có bài: Đằng sau danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Vừa qua, Cục Thuế TP.HCM cũng đã công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền thuế nợ lên đến 7.861 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này bị cơ quan thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế vì các khoản nợ ngân sách quá hạn.

Theo số liệu của Cục Thuế TP.HCM, 6 tháng đầu năm, nợ thuế tại TP.HCM lên đến 53.022 tỷ đồng. Trong đó, Cục đã ban hành 45.473 quyết định cưỡng chế thuế. Đáng chú ý, nợ thuế tăng đột biến 12.672 tỷ đồng do nợ từ các công ty bất động sản.

Nguyên nhân các doanh nghiệp bất động sản nêu ra là do khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19, tài sản rất nhiều nhưng bán không được, các khoản nợ bán dự án cho đối tác không thu hồi được… cực chẳng đã doanh nghiệp phải nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm...

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, thực tế các doanh nghiệp nhỏ và cả các tập đoàn lớn đều vô cùng khó khăn. Sức khỏe của doanh nghiệp đang trong tình trạng suy kiệt trầm trọng. Các doanh nghiệp nợ thuế cần cấp cứu đặc biệt...

Không nên phân biệt doanh nghiệp nhỏ hay lớn, bất động sản hay sản xuất mà cần đưa ra giải pháp hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm. Phân loại dự án, phân loại doanh nghiệp để cho vay. Tiến hành hỗ trợ kết nối nguồn phù hợp đảm bảo an toàn; hỗ trợ pháp lý, giải quyết một cách cụ thể, dứt điểm.

Làm sao cho hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án trở thành hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp khỏe mạnh mua lại dự án bất động sản của các doanh nghiệp yếu. Điều quan trọng là cần nhanh chóng tháo gỡ pháp lý cho dự án chạy trở lại.

Doanh nghiệp bị phạt vì vi phạm bảo vệ đê điều

ietnamplus.vn Phú Thọ: Vi phạm về bảo vệ đê điều, một doanh nghiệp bị phạt nặng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều đối với Công ty Cổ phần Thượng Long (trụ sở tại xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì).

Với nhiều lỗi vi phạm, Công ty cổ phần Thượng Long bị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định xử phạt

Công ty Cổ phần Thượng Long bị xử phạt 320 triệu đồng do có 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai, phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều; đồng thời phải nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về việc tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, với số tiền hơn 465 triệu đồng.

Tổng số tiền Công ty Cổ phần Thượng Long phải nộp là gần 800 triệu đồng và còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.

Xử phạt công ty hơn 100 triệu đồng

Ngày 29/8/2023 trên nhandan.vn: Đắk Nông phạt trại heo xả thải ra môi trường hơn 100 triệu đồng

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong đã ký quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền 110 triệu đồng đối với Công ty TNHH Chăn nuôi Quảng Sơn, ở thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn.

Lý do bị xử phạt vì Công ty đã vi phạm các quy định về xả nước thải ra môi trường. Mức xả vượt quy chuẩn từ 1,1 đến dưới 1,5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày đến dưới 200 m3/ngày.

Phía Công ty TNHH Chăn nuôi Quảng Sơn xác nhận là do có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành. Một lượng nước thải đã tràn sang hệ thống thoát nước mưa và thoát ra ngoài phạm vi của trang trại. Doanh nghiệp đã khắc phục hậu quả bằng cách hút lượng chất thải trở lại và các biện pháp khác.

Ngoài xử phạt 110 triệu đồng, Công ty TNHH Chăn nuôi Quảng Sơn buộc phải chi trả hơn 8,2 triệu đồng là kinh phí phân tích mẫu môi trường.

Vân An
Bài viết cùng chủ đề: vi phạm pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01

Bộ Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!