Thứ sáu 22/11/2024 10:20

Địa nhiệt: Nguồn năng lượng sạch

Cùng với các nguồn năng lượng từ gió, mặt trời, sóng biển, thủy triều…, địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch đang được khoảng 50 nước sử dụng để sản xuất điện năng với tổng lượng điện trên chục ngàn MW, chiếm 0,3% lượng điện năng sản xuất toàn cầu và tăng bình quân 3%/năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn năng lượng tiềm tàng này gần như chưa được khai thác.

Nhà máy điện địa nhiệt ở Iceland

 - Theo các chuyên gia địa chất, cứ xuống sâu 33m thì nhiệt độ trong lòng đất lại tăng 1OC. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800OC. Công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt không quá phức tạp. Muốn khai thác địa nhiệt ở vùng 200OC, người ta khoan các giếng sâu 3 - 5km, đưa nước xuống vùng này, nhiệt độ trong lòng đất sẽ làm nước sôi lên, hơi nước theo ống dẫn lên làm quay tuabin máy phát điện. Dòng nước nóng sẽ được tuần hoàn trong một chu trình khép kín và giúp cung cấp đủ năng lượng cho một nhà máy điện công suất tới hàng trăm MW.

Ngoài ra, các nguồn địa nhiệt từ 80 – 200OC còn có thể dùng trực tiếp để sấy nông thủy sản, sưởi ấm cho các căn hộ, nhà máy. Nguồn địa nhiệt dưới 80OC có thể dùng để dưỡng bệnh, phục vụ du lịch … Ngoài giá trị kinh tế, việc sản xuất điện địa nhiệt không tạo ra bất cứ chất thải nào và không gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nhà máy điện địa nhiệt có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm, không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như: năng lượng mặt trời, gió hoặc sóng biển.

Nguồn năng lượng địa nhiệt trong lòng đất lại rất lớn, bảo đảm cho nhà máy điện địa nhiệt hoạt động bền vững, lâu dài. Việc xây dựng nhà máy điện địa nhiệt tốn rất ít diện tích. Tính toán của các chuyên gia năng lượng Mỹ cho thấy, nếu sản xuất từ nguồn địa nhiệt dạng hơi nước nóng trên 250OC sẽ có giá khoảng 2,1 cent/kWh với suất đầu tư 300 USD/kW, diện tích đất chiếm dụng 15 m2/kW. Nếu sản xuất điện từ nguồn nước nóng dưới 150OC sẽ lên tới 5,1 cent/kWh, suất đầu tư 850 USD/kW và diện tích đất chiếm dụng 18,2 m2/kW.

Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm điểm nước khoáng, trong đó có hơn một nửa là suối nước nóng, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Nam Trung bộ. Có 72 nguồn nước có nhiệt độ khoảng 41 - 60OC, 36 nguồn nước có nhiệt độ 61 - 100OC, còn lại là các nguồn nước có nhiệt độ 30 - 40OC. Đặc điểm của các nguồn địa nhiệt ở Việt Nam là phân bố rải rác, phân tán nên khó xây dựng các nhà máy quy mô lớn. Tuy nhiên, việc phân bố nguồn địa nhiệt đều khắp lãnh thổ sẽ cho phép sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương.

những làng bản vùng sâu, nơi lưới điện quốc gia chưa vươn tới, có thể xây dựng những trạm phát điện công suất nhỏ từ địa nhiệt. Theo ông Võ Công Nghiệp, chuyên gia Hội Địa chất thủy văn Việt Nam, nước ta có thể khai thác địa nhiệt với quy mô nhỏ và phân tán theo 3 cách. Thứ nhất, khai thác ở nhiệt độ trên 100OC với hệ thống phát điện ORC, Kalina. Khai thác ở mức này có thể thực hiện trên khắp lãnh thổ Việt Nam, chỉ cần khoan sâu 2km xuống lòng đất là đã có thể có nguồn nhiệt phù hợp. Thứ hai, khai thác nước nóng địa nhiệt để quy hoạch xây dựng tổ hợp công viên, đô thị nước khoáng nóng - sinh thái phục vụ văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường lớn. Thứ ba, khai thác bằng công nghệ bơm nhiệt đất (GSHP) để điều hòa không khí và tiết kiệm năng lượng đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Được biết, năm 2010, UBND tỉnh Quảng Trị đã chính thức cấp phép cho Công ty Cổ phần Phong Thủy nhiệt điện SVA - Tập đoàn Tài chính SVA đầu tư xây dựng Nhà máy điện địa nhiệt tại Đakrông với công suất 25 MW. Dự án sử dụng công nghệ khép kín nên cơ bản loại trừ được khí thải, bụi và tiếng ồn. Đây sẽ là điều kiện tốt để góp phần cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch tại địa phương.

Vấn đề  nhiều người quan tâm hiện nay là, mặc dù phát triển năng lượng địa nhiệt có ý nghĩa lớn đối với môi trường nhưng để đạt được kết quả tốt cần phải có cơ sở khoa học đầy đủ, đầu tư từng bước. Chi phí xây dựng nhà máy điện địa nhiệt cao gấp hơn 2 lần nhà máy nhiệt điện cùng công suất. Kỹ thuật tìm kiếm đúng vùng tập trung địa nhiệt khá phức tạp. Trong khi đó, cơ chế hỗ trợ trong việc nghiên cứu nguồn năng lượng này chưa khuyến khích được các nhà khoa học tham gia nghiên cứu.

Đặc biệt, cơ chế giá chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Mới đây, Tập đoàn Ormat (Mỹ) đã đến Việt Nam với mục đích đầu tư xây dựng 5 nhà máy điện địa nhiệt tại Việt Nam với tổng công suất dự kiến khoảng 150-200 MW. Khó khăn hiện nay là chưa thỏa thuận được giá mua điện với EVN do giá điện từ địa nhiệt cao hơn giá điện quy định hiện nay. Theo các chuyên gia, nếu Nhà nước có chính sách hấp dẫn để khai thác tốt nguồn địa nhiệt sẽ góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước trong tương lai.

Ngọc Khánh

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Địa nhiệt

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’