Đến năm 2030, Việt Nam cần gần 12 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt

PV

PV

Ngày 30/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030.
Việt Nam cần quan tâm đúng mức về dự trữ chiến lược xăng dầu Đề xuất xây dựng kho dự trữ xăng dầu tại thành phố Đà Nẵng Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/6: Việt Nam sẽ tăng dự trữ xăng dầu quốc gia?

Đến năm 2030 cần khoảng 270.000 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống hạ tầng

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hệ thống kho dự trữ xăng dầu được phân bố trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, hiện chưa có hệ thống kho riêng cho dự trữ quốc gia.

Tổng mức dự trữ xăng dầu mới ở mức khiêm tốn khoảng 65 ngày nhập ròng. Một số cơ sở vật chất được thiết kế theo các tiêu chuẩn cũ đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện tại, cần cải tạo, sửa chữa nhiều để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế và bảo đảm an toàn cho quá trình vận hành.

Sức chứa của hệ thống kho khí hóa lỏng (LPG) còn hạn chế. Hiện cả nước chỉ có 10 kho có dung tích từ 10.000 m3 trở lên và chưa có kho khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được đưa vào hoạt động.

Việc xây dựng mới các tuyến ống dẫn khí từ kho khí LNG đến các hộ tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn do khi quy hoạch các khu công nghiệp chưa dành hành lang cho tuyến ống dẫn khí đốt.

Đến năm 2030, Việt Nam cần gần 12 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 sáng ngày 30/3

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75-80 ngày nhập ròng, tiến tới đạt 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng quốc tế; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt tối thiểu đáp ứng 15 ngày tiêu thụ.

Hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt được định hướng phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, ưu tiên tại các khu vực đã được quy hoạch cảng biển quy mô lớn, những khu vực thuận lợi về giao thông thủy, giao thông bộ; khai thác mọi nguồn lực trong nước và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.

Đồng thời, hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt cần đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật hiện đại và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn lập Quy hoạch ước tính tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, được huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên cho việc nâng mức dự trữ quốc gia cho mặt hàng xăng dầu.

Quy hoạch phải có cơ chế phù hợp với biến động của thị trường

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch, các chuyên gia, uỷ viên phản biện đã kiến nghị bổ sung, điều chỉnh, làm rõ một số vấn đề, như: Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, người dân, hài hoà yếu tố môi trường, tính khả thi, chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng xanh, tái tạo...

Theo TS. Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Quy hoạch chịu tác động rất lớn biến động thị trường quốc tế, khả năng cung ứng và nhu cầu thị trường, cũng như chỉ đạo của chính phủ liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, môi trường. Do đó, quá trình thực hiện Quy hoạch cần tiếp tục có sự điều chỉnh phù hợp, tránh quy hoạch cứng khi cơ cấu năng lượng sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.

Đồng tình với ý kiến này, TS. Nguyễn Anh Đức, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, TS. Trịnh Thanh Thuỷ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng, quá trình thực hiện Quy hoạch cần phải tính toán đến các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, ứng phó biến đổi khí hậu…

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định lưu ý đến "tính động", "tính mở" trong Quy hoạch vì liên quan đến sự thay đổi về công nghệ dự trữ, các loại nhiên liệu sử dụng trong tương lai, cũng như xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Đến năm 2030, Việt Nam cần gần 12 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt
Phó Thủ tướng yêu cầu quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu cần phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất; hài hoà lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước, địa phương, người dân - Ảnh minh họa

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch chuyên ngành hết sức quan trọng, cần thiết. Trong thời gian qua, tình hình cung ứng xăng dầu có nhiều biến động, khó khăn, bất ổn, có thể gây ảnh hưởng lập tức đến thị trường trong nước.

Bộ Công Thương đã triển khai các bước lập Quy hoạch hết sức kịp thời, bài bản, khoa học. "Quy hoạch này đòi hỏi độ chính xác lớn, tính khả thi cao, sát với nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra của thực tiễn và dự báo dài hạn, bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch nghiên cứu, rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các uỷ viên phản biện, thành viên Hội đồng, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch.Cụ thể, dự thảo Quy hoạch phải bổ sung quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… trong lĩnh vực năng lượng, nhất là xăng, dầu.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, dự thảo Quy hoạch phải đánh giá, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trước đây, đơn cử như cơ chế điều hành, giám sát, quản lý, điều phối trong mạng lưới dự trữ xăng dầu; mức độ xung đột với các quy hoạch khác; bất cập về công nghệ dự trữ, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn môi trường…

Quy hoạch cần xác định, phân định rõ cấp độ trong hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt (tư nhân, doanh nghiệp, quốc gia) để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động trên thị trường xăng dầu, "không thể phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp".

"Hệ thống kho dự trữ tư nhân, doanh nghiệp phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại hay dự trữ quốc gia phục vụ cho tình huống khẩn cấp phải được xác định rõ ràng về cơ chế quản lý, điều hành, điều phối bảo đảm đồng bộ, thống nhất; hài hoà lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước, địa phương, người dân", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nhắc lại những bất cập, biến động của thị trường xăng dầu những tháng cuối năm 2022 đầu năm 2023, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch là "xương sống" bảo đảm lưu thông năng lượng, "huyết mạch" cho nền kinh tế, vì vậy, phải được tính toán dựa trên các yêu cầu thực tiễn; đồng thời giải quyết các "bài toán" về dự báo nhu cầu thị trường, phù hợp với những quy hoạch về đất đai, môi trường, năng lượng, giao thông, đô thị…

Bên cạnh đó, Quy hoạch phải bám sát định hướng của Đảng, Nhà nước, xu thế chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để đưa ra các giải pháp khoa học, công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số nhằm bám sát hoạt động cung ứng, điều phối, diễn biến của thị trường từ nhà máy sản xuất đến cơ sở bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu-thừa cục bộ, tăng-giảm khối lượng dự trữ hợp lý; kết nối với các trung tâm năng lượng tái tạo khác trên thế giới…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch phải có báo cáo đánh giá kỹ tác động môi trường; thiết kế cơ sở dữ liệu về thị trường xăng dầu, khí đốt được kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành liên quan phục vụ công tác vận hành hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt nhịp nhàng, đồng bộ, sát thực tiễn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai Quy hoạch sau khi được thông qua, hoàn thiện các quy định pháp lý giám sát, cơ chế tài chính, điều phối,…

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Xem thêm