Thứ tư 18/12/2024 11:21

Đề xuất lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá từ 12 mét đến dưới 15 mét

Hơn 98% tàu cá từ 15 mét trở lên tại khu vực miền Trung đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS).

Hơn 98% tàu cá khu vực miền Trung đã lắp thiết bị giám sát hành trình

Tỉnh Bình Định là địa phương có số lượng tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển lớn nhất miền Trung với 6.080 tàu cá từ 6 mét trở lên, trong đó có 3.236 tàu hoạt động ở vùng khơi (tàu cá dài trên 15 mét). Ông Trần Văn Phúc – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định cho biết, triển khai các giải pháp quản lý, giám sát tàu cá, đến nay 100% tàu cá của phương đều có đăng ký và được kiểm soát. Trong đó, đã có 3.213/3.236 tàu hoạt động ở vùng khơi đã lắp thiết bị giám sát hành trình (thiết bị VMS) trên tàu cá, đạt tỷ lệ 99,29% (23 tàu cá còn lại không hoạt động do hư hỏng hoặc nằm bờ).

Hơn 98% tàu cá từ 15 mét trở lên tại khu vực miền Trung đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Tỉnh Quảng Ngãi cũng là địa phương có đội tàu lớn ở khu vực miền Trung. Theo ông Nguyễn Đức Bình – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 8/2024, toàn tỉnh có 2.957/3.079 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 99,43% tàu cá đang hoạt động. (hiện vẫn còn 17 tàu còn khả năng hoạt động trong và ngoài tỉnh lắp đặt thiết bị VMS. Những tàu cá này được quản lý, theo dõi vị trí neo đậu, đảm bảo không tham gia hoạt động khai thác thủy sản.

Tại Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp giữa UBND 11 tỉnh thành phố khu vực miền Trung (từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Khánh Hòa, trừ tỉnh Phú Yên) trong công các quản lý hoạt động khai thác thủy sản mới đây, ông Trần Chí Cường – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thông tin, trong thời gian qua, 11 địa phương đã tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không quản lý (chống khai thác IUU), từ đó đã ghi nhận những kết quả tích cực từ thay đổi nhận thức đến hành động. Đến nay, đã có hơn 98% tàu cá của 11 địa phương (11.990/12.209) đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS.

Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản đã được chú trọng thực hiện và kiểm soát theo chuỗi từ khâu kiểm soát sản lượng qua cảng đến cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến. “Từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024 đã thực hiện cấp 1.075 giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác với tổng sản lượng 28.009 tấn và 826 chứng nhận thủy sản khai thác với tổng sản lượng hơn 20.043 tấn; hiện nay chưa phát hiện các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu vi phạm khai thác IUU”, ông Phan Văn Mỹ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng thông tin.

Từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024 đã thực hiện cấp 1.075 giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác với tổng sản lượng 28.009 tấn

Đề xuất lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá từ 12 – 15m

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng, mặc dù từng địa phương tại miền Trung đã nỗ lực riêng và phối hợp cùng nhau chống vi phạm khai thác IUU, tuy nhiên, vẫn còn nhiều tàu cá vi phạm. Tính từ tháng 10/2023 đến nay, 11 tỉnh thành miền Trung đã phát hiện, xử phạt 639 lượt tàu cá vi phạm, xử phạt tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các địa phương miền Trung còn 10.683 tàu cá chưa đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản, còn 219 tàu cá chưa lắp thiết bị VMS.

Việc kiểm soát tình trạng tàu cá của địa phương đến hoạt động khai thác thủy sản tại địa bàn tỉnh bạn còn thiếu thông tin, gặp khó khăn trong công tác quản lý, nhất ;à quản lý tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét và tàu cá từ 15 mét trở lên mất tín hiệu giám sát hành trình.

Cùng với đó, tình hình ngư dân và tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép tuy được kiểm soát, ngăn chặn nhưng chưa bền vững. Vẫn còn xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Từ tháng 10/2023 đến nay có 20 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ trong đó Quảng Ngãi có 12 tàu và Bình Định 8 tàu cá.

Đáng lưu ý, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, cả 8 tàu cá của Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài đều xuất bến ngoài tỉnh, hàng năm không về địa phương và là tàu cá có chiều dài dưới 15 mét, không quy định phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nên cơ quan chức năng của tỉnh không kiểm soát được quá trình hoạt động trên biển, không kịp thời phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời.

"UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 tàu cá với số tiền 4 tỷ 500 triệu đồng; còn lại 03 tàu cá chủ tàu, thuyền trưởng bị nước ngoài bắt giữ, chưa thả về, chưa xác lập biên bản vi phạm hành chính nên chưa ban hành quyết định xử phạt”, ông Trần Văn Phúc nói.

Đề xuất lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá từ 12 mét đến dưới 15 mét

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, qua theo dõi, giám sát các tàu có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác IUU (đặc biệt là tàu cá nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài), tỉnh Bình Định đã thực hiện rà soát danh sách 215 tàu cá nguy cơ cao vi phạm. “Đây là nhóm tàu các có chiều dài từ 12 – 15 mét, hành nghề cầu mực, thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương. Sau khi rà soát, tỉnh đã tổ chức Đoàn công tác làm việc với các tỉnh phía Nam để phối hợp quản lý; trực tiếp gặp gỡ chủ tàu, thuyền trưởng để vận động và yêu cầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá mới được tham gia đánh bắt thủy sản, ông Trần Văn Phúc cho hay và thông tin thêm, đến ngày 30/7/2024 đã có 113/215 tàu cá có dưới 15 mét lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo yêu cầu của tỉnh để tham gia khai thác thủy sản. Đối với các tàu chưa lắp thiết bị VMS, tỉnh Bình Định đã tạm thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản và đã đề nghị các tỉnh phối hợp không cho nhóm tàu cá này xuất bến đi khai thác.

Tuy nhiên, đại diện tỉnh Bình Định cho rằng, về lâu dài cần thiết lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá từ 12 mét đến dưới 15 mét. “Tỉnh Bình Định đề xuất Trung ương cho chủ trương thí điểm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với nhóm tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m hoạt động nghề câu mực để giám sat, kịp thời ngăn chặn tình trạng ngư dân đưa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài”, ông Trần Văn Phúc – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định đề xuất.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: chống khai thác IUU

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác

Thủ tướng phê chuẩn quyết định bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Việt Nam đặt mục tiêu 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Khởi động sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” năm thứ 15 trên toàn quốc

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Phú Thọ: Xe bồn bốc cháy, tài xế dũng cảm điều khiển ra khỏi cây xăng

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Tôn vinh '80 năm Quân đội Anh hùng': Những khoảnh khắc vàng qua ống kính nghệ sĩ

Tọa đàm 'Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn từ những kết luận kiểm toán'

Nhân sự 16/12: Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện công tác cán bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Miền Bắc đón nhiều đợt rét đậm rét hại mới

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2024/NĐ-CP ngày 16/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2015/NĐ-CP

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Dịch vụ dọn nhà đón Tết 2025: Xếp hàng để chờ đến lượt