Đề xuất đưa tài xế xe công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

ĐBQH đề xuất đưa tài xế xe công nghệ hoặc nhóm lao động trên nền tảng công nghệ thuộc nhóm đối tượng bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trình Quốc hội 2 phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần Hưởng lương bảo hiểm xã hội thấp, lo ngại “nghèo hóa” trong tương lai Đánh giá kỹ tác động khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Sáng 23/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Phát biểu tại hội trường , đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - đoàn TP. Hồ Chí Minh góp ý vào quy định mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại Điều 3, thống nhất bổ sung trường hợp được xác định là người lao động nhưng hai bên không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác. Tuy nhiên, để thực hiện được quy định, đề nghị cần tính toán kỹ.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Đoàn ĐBQH TPHCM
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - đoàn TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, đại biểu đề xuất đưa đối tượng tài xế xe công nghệ hoặc nhóm lao động trên nền tảng công nghệ thuộc nhóm đối tượng bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Hiện nay, nền kinh tế việc làm tự do đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tài xế xe công nghệ và giao hàng công nghệ là lực lượng lao động quan trọng trong lĩnh vực này và không ngừng tăng về số lượng"- đại biểu nêu rõ.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, nhóm đối tượng này về bản chất là tồn tại quan hệ lao động, bởi lẽ tài xế xe công nghệ có thỏa thuận làm việc cho doanh nghiệp vận tải xe công nghệ có trả lương, mặc dù hai bên lựa chọn hình thức thanh toán tiền lương căn cứ vào kết quả công việc và có sự điều hành giám sát thông qua App do doanh nghiệp vận tải quản lý.

Về bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy đề xuất chọn phương án 1 với các lý do sau: Người lao động cho rằng đây là quyền tài sản, quyền lợi gắn liền với quá trình lao động, cống hiến và tích lũy của cá nhân.

Vì vậy, người lao động phải được quyền quyết định đối với tài sản của họ. Bất cứ điều chỉnh nào đối với chính sách này tại thời điểm hiện tại đều sẽ gây tâm lý hoang mang và người lao động chưa sẵn sàng để đón nhận.

Thực tiễn đã cho thấy phản ứng quyết liệt của người lao động khu vực phía Nam đối với Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi Quốc hội khóa 13 thông qua, vì vậy ngay sau đó phải sửa đổi điều luật này.

"Qua tiếp xúc xử tri, hầu hết công nhân tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đều đề nghị Quốc hội lựa chọn phương án 1" - đại biểu Trần Thị Diệu Thúy nói, đồng thời nhấn mạnh, đây cũng là phương án tương đối hài hòa, đảm bảo quyền được rút một lần đối với người đang tham gia đóng quỹ bảo hiểm xã hội có thể đảm bảo ổn định quan hệ lao động khi luật có hiệu lực thi hành.

Thực tiễn cũng cho thấy không một chính sách nào làm hài lòng được tất cả các đối tượng có liên quan. Do đó, đại biểu cho rằng, nếu muốn hạ năm đóng tối thiểu xuống 15 năm như dự thảo Luật thì đồng thời cần phải chấm dứt quy định rút bảo hiểm xã hội một lần trong tương lai.

Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum
Đại biểu Tô Văn Tám - đoàn Kon Tum

Thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Tô Văn Tám - đoàn Kon Tum tán thành với việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội, nhất là việc mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần chú ý chủ hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Quy định này là một bước mới so với luật hiện hành, tuy nhiên đại biểu băn khoăn quy định đã thể chế hóa yêu cầu của Nghị quyết 28 hay chưa thì cần làm rõ. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ cơ sở quy định này.

Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như tại điểm a khoản 1 là khá bao trùm các đối tượng và rất rộng. Song đề nghị cần có những chế tài để đảm bảo tính khả thi về quy định này.

Vì thực tế đối tượng lao động này rất rộng, họ làm tất cả các việc và thường xuyên di chuyển trong khi hiện nay chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu về lao động, cho nên không thể nắm hết được đối tượng lao động đó. Do vậy, cần có chế tài để đảm bảo tính khả thi cho đối tượng trên.

Về bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 70, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, Quốc hội khóa 13 đã ban hành Nghị quyết 93 năm 2015 để cho phép người lao động lựa chọn việc bảo lưu bảo hiểm xã hội một lần.

Đại biểu bày tỏ băn khoăn là tại sao một chính sách nhân văn như vậy nhưng lại không được người lao động đồng tình, nên đề nghị cần tiếp tục làm rõ.

Đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần tôn trọng, ghi nhận quyền của người đóng bảo hiểm xã hội khi họ không còn điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội nữa. Đồng thời, nên quy định theo hướng là người lao động được lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần và khi đó người lao động chỉ được rút phần mình đã đóng, còn phần mà người sử dụng lao động đóng thì được Nhà nước bảo lưu để họ tiếp tục đóng hoặc hưởng khi họ hết độ tuổi lao động.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Xem thêm