Thứ năm 19/12/2024 19:00

Đề xuất đưa điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)”.

Chiều 5/8, tại Nhà Quốc hội (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội phối hợp với Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)”. Tại hội thảo, dự thảo Luật đã nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện cơ quan quản lý.

Lãnh đạo Bộ Công Thương tại hội thảo

Đề xuất đưa điện hạt nhân vào dự thảo luật

Theo đó, dự thảo luật gồm 9 chương, 119 điều, được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (Trung ương, địa phương) trong xây dựng chính sách, quản lý ngành điện; cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điện lực và sử dụng điện.

This browser does not support the video element.

Góp ý tại hội thảo, TS. Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất: Xu hướng hiện nay thế giới đang quay trở lại điện hạt nhân rất mạnh mẽ, trong vòng 10 năm tới chưa có công nghệ nào có thể thay thế được điện hạt nhân, nếu không đưa vào luật, trong tương lai khi muốn quay trở lại điện hạt nhân chắc chắn chúng ta không thể triển khai được những chủ trương lớn và không đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như hướng tới mục tiêu Net -Zezo vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ.

TS. Nguyễn Quân phân tích, Việt Nam là nước hàng đầu trong khu vực về tiềm năng và thực lực về điện hạt nhân. Trên thế giới, Hoa Kỳ giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam 3 lò phản ứng nghiên cứu. Ở Việt Nam lò phản ứng được đặt ở Đà Lạt, đến thời điểm này Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành cường quốc về điện hạt nhân và xuất khẩu điện hạt nhân ra thế giới.

Việt Nam có tiềm lực, tiềm năng nhưng vẫn dừng ở chỗ nghiên cứu, chúng ta có nguồn lực cán bộ khoa học rất mạnh, không dễ gì một nước ASEAN có thể cải tạo một lò nghiên cứu công suất 250 kW thiết kế của Mỹ dùng nhiên liệu hàm lượng Uranium cao của Mỹ chuyển sang nghiên cứu 500kW dùng công nghệ của Liên Xô trước đây, và sau này cải tạo lần nữa để sử dụng nhiên liệu có hàm lượng Uranium thấp theo công nghệ mới”- TS. Quân nhấn mạnh.

Theo TS. Quân, điện hạt nhân hiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản lượng điện của thế giới và cao hơn cả điện năng lượng tái tạo. Sau sự cố Fukushima, Nhật Bản gần như khôi phục hoàn toàn hệ thống điện hạt nhân, nước Pháp chủ yếu là sử dụng điện hạt nhân và một số nước khác cũng vậy.

Từ dẫn chứng trên TS. Nguyễn Quân cho rằng trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nếu không có quy định về điện hạt nhân, sau này chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong một thời gian ngắn chúng ta không thể làm được công tác chuẩn bị, đào tạo đội ngũ chuyên gia, kể cả chuyên gia công nghệ, chuyên gia an toàn cũng như hạ tầng cho điện hạt nhân.

Toàn cảnh hội nghị

Trước đây khi chuẩn bị làm điện hạt nhân ở Ninh Thuận chúng ta mất gần 15 năm, và nếu chúng ta muốn làm điện hạt nhân thì tôi tin rằng 10 năm sau chúng ta mới có thể khởi động được. Do vậy, nên có quy định ở trong dự thảo luật về điện hạt nhân mà cụ thể là ở Điều 5 về chính sách phát triển điện hạt nhân”- TS. Quân đề xuất.

Bên cạnh đó, cần giao Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát ngay tiềm năng về điện hạt nhân ở Việt Nam, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành khảo sát tiềm năng xây dựng điện hạt nhân ở Việt Nam…

TS. Nguyễn Quân khẳng định, từ nay đến năm 2030 Việt Nam tiếp tục thiếu điện trầm trọng, nếu không có điện hạt nhân, chúng ta có thể phải tiếp tục phát triển các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như nhà máy điện năng lượng tái tạo ở quy mô lớn hơn.

Ngoài ra, liên quan đến các vấn đề về an toàn, xử lý chất thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân, TS. Quân cho biết, với công nghệ thế hệ 3.0 và 4 thì mức độ an toàn được khắc phục. Minh chứng, là Nhà máy điện hạt nhân Fukushima vừa chịu động đất vừa chịu sóng thần nhưng gần như không gây thiệt hại về người, ngay cả xử lý sau sự cố đến thời điểm này Nhật Bản đã hoàn thành và được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho phép xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển.

Cho đến nay công nghệ xử lý chất thải phóng xạ đã có thể yên tâm và so với xử lý hậu quả tấm quang năng của điện mặt trời thì không quá lo lắng”- TS. Quân cho hay.

Liên quan đến giá thành, TS. Quân khẳng định, giá thành của điện hạt nhân chắc chắn rẻ hơn năng lượng tái tạo (NLTT) có hệ thống lưu trữ.

Đề nghị năng lượng tái tạo nối lưới phải có bộ lưu trữ

Đồng quan điểm với một số ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia tại hội thảo về phát triển năng lượng tái tạo, TS. Quân hoàn toàn ủng hộ, vì phát phát triển năng lượng tái tạo không làm phát thải khí nhà kính, tuy nhiên ông cũng lưu ý nhược điểm của NLTT là nguồn không ổn định gây khó khăn cho hệ thống điều độ lưới điện quốc gia.

Ông cũng đề nghị đối với năng lượng mới, ở Điều 26 cần có quy định bắt buộc trường hợp cho nối lưới phải có bộ lưu trữ đảm bảo ổn định cho hệ thống điện quốc gia.

TS. Nguyễn Quân đề xuất đưa nội dung phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đồng thời, dự thảo luật cũng nên quy định ở quy mô như thế nào thì được phép hòa lưới điện quốc gia, bên cạnh phải có bộ lưu trữ. Còn quy mô quá nhỏ, quy mô điện mái nhà, tự sản tự tiêu, điện tự sử dụng thì quy định không được hòa lưới để đảm bảo sự ổn định của lưới điện quốc gia.

Liên quan đến điện gió ngoài khơi, đây là tiềm năng nhưng cũng là nguy cơ về chủ quyền an ninh quốc gia, do vậy cần có quy định cụ thể chặt chẽ đối với điều kiện chuyển nhượng các dự án điện gió ngoài khơi để tránh trường hợp các dự án chuyển nhượng cho các đối tác có tranh chấp về vùng biển của Việt Nam…

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã góp ý về các vấn đề liên quan đến: Thời gian mua bán điện theo giờ; phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điện tự sản tự tiêu; chính sách giá điện, giá điện hai thành phần; an toàn điện sau công tơ; quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực…

Bộ Công Thương tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia

Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan quản lý, ông Trương Thanh Hoài – Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Hiện nhu cầu điện tăng gần giống như Quy hoạch điện VIII, thời gian qua gần như không có nguồn điện nền nào đưa vào. Luật Điện lực sửa đổi là điều kiện tiên quyết để đưa các nguồn điện nền vào thông qua việc tạo hành lang pháp lý cho các dự án đầu tư, nếu không có nguồn điện nền thì NLTT cũng không thể phát triển được, đây là nguyên tắc vận hành của hệ thống truyền tải.

This browser does not support the video element.

Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, nhu cầu điện hiện đang rất cấp bách, hiện đã có 12/15 dự án điện LNG đã lựa chọn nhà đầu tư, nhưng chưa có phương án tài chính, trong đó nguyên nhân là do chưa có căn cứ pháp lý để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (bên mua) cam kết sản lượng tối thiểu (Qc) đối với các nhà đầu tư.

Bộ Công Thương xin tiếp thu các ý kiến đóng góp và sẽ chỉnh sửa, Luật vừa có tính cấp bách và vừa lâu dài, nếu không giải quyết được các vấn đề về đầu tư, nhất là với các cam kết đã lựa chọn nhà đầu tư để huy động nguồn tài chính thì rất khó cho việc đảm bảo an ninh năng lượng đến 2030”- Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đánh giá cao sự chủ động cũng như công tác chuẩn bị của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đối với nhiệm vụ chủ trì thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi); đồng thời, hoan nghênh và biểu dương Ủy ban trong việc phối hợp với VUSTA tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)” để có thêm thông tin xây dựng dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Điện lực (sửa đổi) phục vụ Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8 này.

This browser does not support the video element.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã giao nhiệm vụ phải đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể đã đề ra yêu cầu “sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các luật liên quan đến ngành năng lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường”.

Sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 04 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023, Luật Điện lực đã tạo hành lang pháp lý đóng góp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo hội nghị

Đến giai đoạn hiện nay có nhiều bất cập phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện, đáp ứng mục tiêu triển khai các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về điện lực; xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực hiện nay và trong quá trình hội nhập quốc tế”- Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Hội thảo đã có nhiều ý kiến xác đáng đóng góp quan trọng để hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đề nghị Thường trực Ủy ban KHCN&MT khẩn trương tổng hợp các ý kiến tham gia hội thảo cùng các thông tin, dữ liệu khác để xây dựng báo cáo thẩm tra sơ bộ tập trung vào các nội dung, cụ thể:

Đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng đặc biệt là Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong nội tại của luật, trong hệ thống pháp luật những quy định về tổ chức thực hiện các điều khoản…

Đảm bảo chất lượng dự thảo luật, tính khả thi các quy định, đảm bảo các quy định của luật tháo gỡ được các khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực điện lực hiện nay. Phân tích đánh giá kỹ những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập của Luật Điện lực hiện hành, những vấn đề mới, những vấn đề phát sinh, dự báo xu hướng trong thời gian tới, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt cần kế thừa kết quả của cuộc Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của quá trình thẩm tra quản lý và hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội ban hành là một đạo luật tốt, khả thi đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và những vấn đề khi sửa đổi luật, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Thường trực Ủy ban KHCN&MT tiếp tục tổ chức các hội thảo lấy ý kiến, nên tổ chức ở cả khu vực phía Nam và miền Trung bởi cơ cấu năng lượng của mỗi vùng khác nhau, qua đó thu nhận thêm ý kiến của nhân dân, nhà đầu tư, các ngành, các địa phương…để dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đảm bảo chất lượng.

Riêng đối với một số vấn đề mới được nêu, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra cần có báo cáo để gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để làm căn cứ.

Thu Hường - Viết Hiến
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam

Quan hệ song phương Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc phải quyết liệt, bứt phá về kinh tế

Thủ tướng mong Học viện Kỹ thuật quân sự đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên Quân đội phải xây hoài bão lớn

Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng

Thủ tướng: Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ Đoàn, Hội phải 'gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau'

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Thủ tướng: Sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ có năng lực

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Belarus ngày càng củng cố và phát triển