Thứ hai 25/11/2024 15:17

Đề xuất các hướng đột phá, động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 14 làm việc tại vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chiều 30/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng làm việc tại vùng Đồng bằng sông Hồng, tại TP. Ninh Bình.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng làm việc tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Minh Khôi

Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng chia sẻ, đóng góp ý kiến, suy nghĩ, trăn trở từ thực tiễn, bài học quản lý ở địa phương trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Từ đó, đề xuất các hướng đột phá, động lực mới, chủ trương lớn để đất nước tiếp tục đà đi lên, tận dụng lợi thế, vượt qua thách thức về cơ chế, chính sách pháp luật, thủ tục hành chính…

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu chia sẻ, cần chuyển từ thu hút vốn FDI sang hợp tác FDI nhằm khai thác tối ưu hiệu quả dòng vốn FDI, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, lựa chọn công nghệ, chú trọng nhân lực phục vụ các ngành công nghiệp mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Ông Lê Tiến Châu nêu một số kiến nghị: Lấy đột phá tư duy để đột phá thể chế, mạnh dạn thử nghiệm mô hình mới; đồng thời tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện thí điểm các cơ chế chính sách đặc thù ở một số địa phương để nhân rộng những gì đã chứng minh hiệu quả nhằm tiết kiệm thời gian, phát huy tối đa nguồn lực; khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện phân cấp thẩm quyền trong hoạt động quản lý, điều hành, bảo đảm cân bằng, hài hoà, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm thời gian, chi phí cơ hội cho doanh nghiệp, người dân; kiến nghị đưa vào Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng danh mục một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phải hoàn thành để đánh giá lượng hoá được.

Lãnh đạo các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc nhận định liên kết kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng còn chưa chặt chẽ, thiếu phân công dựa trên lợi thế từng địa phương, mới dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Vì vậy, trong thời gian tới, vùng Đồng bằng sông Hồng cần tái cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tôn trọng quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng; tập trung thu hút FDI trong các ngành công nghiệp mới; phát triển hạ tầng giao thông kết nối nội vùng, liên vùng cả về đường bộ, đường sắt, đường biển; ưu tiên đào đạo nhân lực chất lượng cao… với cơ chế chỉ đạo thống nhất trong vùng.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Hồng, cùng với vùng Đông Nam Bộ, luôn là điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước trong nhiều năm qua, nơi thí điểm những cơ chế, chính sách mới nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập, tồn tại, hạn chế mà nhiều địa phương cả nước đang gặp phải.

Phó Thủ tướng đánh giá, bên cạnh các kết quả đạt được, vùng Đồng bằng sông Hồng còn hạn chế về cơ cấu kinh tế, mức độ ổn định, khả năng tự chủ, nhất là khả năng phát huy động lực phát triển từ các doanh nghiệp FDI để tiếp cận, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực, tạo ra các hệ sinh thái doanh nghiệp… Thực tế này đòi hỏi sự thay đổi mang tính cách mạng để thay đổi mô hình, chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững để doanh nghiệp trong nước tham gia và khẳng định vị trí trong chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Bên cạnh việc ban hành hệ thống quy hoạch, pháp luật bao phủ các lĩnh vực, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục rà soát, xây dựng thể chế chính sách đồng bộ, thống nhất, cập nhật kịp thời những vấn đề thực tiễn đang biến chuyển nhanh chóng, tạo không gian cho tư duy đổi mới, sáng tạo. Đây chính là vai trò trung tâm kiến tạo của Nhà nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, nghiên cứu cơ bản, nhân lực chất lượng cao… là nền tảng quan trọng cho các ngành kinh tế mới (năng lượng xanh, carbon thấp, công nghiệp công nghệ cao…), hướng tới xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập, bảo đảm tính tự chủ, đủ khả năng ứng phó với những biến động bên ngoài.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp đề xuất danh mục các dự án, mục tiêu ưu tiên, động lực, đột phá để nâng cao giá trị của từng địa phương, từng vùng và Việt Nam với thế giới. Đồng thời, lựa chọn thí điểm một số vấn đề mới, chính sách mới như xây dựng khu thương mại tự do cạnh tranh với thế giới.

Phó Thủ tướng lưu ý, khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được quan tâm xem xét cả về hiệu quả kinh tế (canh tác, chế biến, bảo quản, tiếp cận thị trường), phát triển theo hướng đa giá trị, bảo đảm an ninh lương thực, là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế; tiếp tục làm rõ những vấn đề mới xuất hiện, đang hình thành xu thế về kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế dựa vào văn hoá, bảo tồn thiên nhiên,…

Hải Dương
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Hồng

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư