DBS dự báo Việt Nam đang trên đường vượt qua Singapore vào năm 2029
Các nhà kinh tế cao cấp của DBS cho biết, phân tích dựa vào các yếu tố cơ bản bao gồm cải thiện năng suất và cơ sở hạ tầng, trong bối cảnh lớn hơn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, một xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra trong dài hạn.
Nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng duy trì tăng trưởng với tốc độ từ 6% đến 6,5% trong trung hạn, với 5,5% đến từ tăng trưởng năng suất và 1% khác trong thời gian tới từ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động. Điều đó tương đương khoảng 69% quy mô của nền kinh tế Singapore. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô của nền kinh tế Singapore trong một thập kỷ tới nếu duy trì sự tăng trưởng như vậy và sau này tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 2,5%.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam tăng trưởng gần 6,8% trong quý đầu tiên của năm 2019, theo các báo cáo của chính phủ. Xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng vọt khi các công ty chuyển sản xuất sang quốc gia Đông Nam Á để trốn thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Việt Nam đang được nổi lên như một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu trong khu vực.
Chính phủ đang thực hiện nỗ lực để khuyến khích đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng. Các nhà phân tích cho rằng, vị trí địa lý của Việt Nam trong chuỗi cung ứng khu vực và mạng lưới các hiệp định thương mại tự do rộng lớn đã đặt Việt Nam vào một "vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ các tranh chấp thương mại đang diễn ra" giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dữ liệu do DBS tổng hợp cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh bất thường trong bốn tháng đầu năm 2019, vượt xa tất cả các quốc gia khác để đạt 1,3 tỷ đôla và tăng từ khoảng 200 triệu đôla so với một năm trước đó. Báo cáo của DBS dự báo, hiện tượng này có thể tăng tốc trong các quý tới nếu mối quan hệ song phương và quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi.