Thứ hai 25/11/2024 09:18

Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng là phương pháp đơn giản và giúp tiết kiệm điện hiệu quả.

Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng dần cạn kiệt việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm không những giảm chi phí tiền điện hàng tháng, tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo tương lai xanh.

Tiết kiệm năng lượng thành thói quen

Điện có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền văn minh con người. Tuy nhiên, điện không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, vì vậy, việc cân bằng giữa nhu cầu, thói quen và sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng cần sự chung tay của toàn xã hội, từ hành động cụ thể, tự giác của mỗi thành viên, mỗi hộ gia đình và mỗi doanh nghiệp.

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 lan toả thông điệp “Tiết kiệm điện-Thành thói quen”

Trong thời gian tới, dự báo năm 2024 nắng nóng có thể đến sớm và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, để đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, liên tục, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các khung giờ cao điểm của hệ thống điện: từ 10h00-14h00 và từ 19h00-23h00 hàng ngày.

Với các hộ gia đình, nên lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo quy định của Bộ Công Thương. Thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng để các thiết bị hoạt động ổn định, tiết kiệm cũng như nâng cao tuổi thọ. Một điều rất quan trọng với hầu hết các thiết bị điện trong gia đình là hãy rút phích cắm khi không sử dụng, bởi mặc dù không dùng nhưng chúng vẫn góp phần làm cho hóa đơn tiền điện tăng lên.

Theo Viện nghiên cứu Berkeley, California, Mỹ, những thiết bị chưa rút phích, dù không sử dụng, cũng sẽ tiêu thụ khoảng 5-10% lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình.

Đối với doanh nghiệp sản xuất nên bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế vận hành các thiết bị điện có công suất lớn (như máy nghiền, máy nén khí…) vào giờ cao điểm. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ giám sát và quản lý năng lượng để kiểm soát và giảm thiểu lượng điện tiêu thụ. Chẳng hạn như lắp đặt hệ thống giám sát năng lượng để theo dõi các hoạt động tiêu thụ điện, thiết lập các chương trình giảm thiểu điện trong giờ cao điểm, hoặc thực hiện các cuộc khảo sát về tình trạng sử dụng năng lượng. Đầu tư, cải tiến, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Đào tạo và nâng cao nhận thức tiết kiệm, sử dụng điện hiệu quả của nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.

Thông điệp Chiến dịch “Giờ Trái đất”

Một trong những sự kiện lớn nhất toàn cầu về tiết kiệm năng lượng là chiến dịch Giờ Trái đất. Đây là một sự kiện quốc tế hàng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phát động, nhằm kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ. Hãy cùng EVNHANOI hưởng ứng tiết kiệm điện trong 60 phút của Giờ Trái đất từ 20h30-21h30 thứ Bảy, ngày 23/3/2024.

Nguyên tắc tiết kiệm điện đơn giản là “Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tắt khi không sử dụng”. Tuy nhiên, cùng với ý thức tiết kiệm năng lượng, mỗi người cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để sử dụng điện đúng cách và hiệu quả. Từ hành động cụ thể của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình đến cộng đồng có thể thấy tiết kiệm năng lượng giờ đây không còn là ý tưởng hay phong trào nhỏ lẻ mà thực sự là một thói quen thiết thực có thể thay đổi cuộc sống con người trên toàn cầu.

Với thông điệp năm 2024 “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”, điều mà chúng ta cần hướng đến không đơn giản chỉ là tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường trong một giờ đồng hồ, mà là xây dựng một lối sống có ý thức, có trách nhiệm trong suốt 365 ngày, để mỗi giờ trong năm đều là “Giờ Trái đất”.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử