Thứ hai 18/11/2024 13:23

Đẩy mạnh chuyển đổi số ở Yên Bái

Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 coi như “kim chỉ nam”

Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 có thể coi như “kim chỉ nam”, đưa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trở thành phong trào sâu rộng, tạo nên diện mạo mới. Cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái cùng vào cuộc, thực hiện việc chuyển đổi số từ cộng đồng dân cư, thôn bản, xã phường đến các cơ quan đơn vị nhà nước, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.

Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

Ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khẳng định cách làm của Yên Bái là "từng bước đưa chuyển đổi số từ nhận thức chuyển thành hành động và từ việc mới, việc khó đã mô hình hóa thành những việc cụ thể, hiểu được, làm được và đo đếm, đánh giá được”.

Tỉnh Yên Bái xác định chuyển đổi số là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; là cơ hội để một tỉnh nghèo như Yên Bái dù “đi sau”, nhưng có thể “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Trong 2 năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã đặt quyết tâm chính trị cao độ, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

Theo đó, năm 2022 là năm “tổng tấn công” về chuyển đổi số. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022 theo hình thức trực tuyến tới 100% xã, phường, thị trấn; đưa toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh Yên Bái vào cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là 1 trong 3 nhiệm vụ chính trị trọng tâm, bên cạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng số, phục vụ các nhiệm vụ chuyển đổi số trong toàn tỉnh và đã đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh (DC); Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp III đến 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh (SOC); hệ thống camera giám sát đô thị thông minh; và hệ thống Hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tới 100% các cơ quan đảng, sở, ngành và UBND cấp xã.

Yên Bái cũng quyết tâm đưa chuyển đổi số từ nhận thức thành hành động theo cách làm từ dưới lên thông qua việc triển khai các mô hình chuyển đổi số, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Việc xây dựng các mô hình chuyển đổi số thực hiện theo nguyên tắc ba được gồm: Nhìn được - Biến chuyển đổi số thành việc có mục tiêu cụ thể, rõ ràng; Sờ được - Hiểu cách làm, rõ nguồn lực cần thiết; Nắm được - Đánh giá được kết quả đầu ra dựa trên số liệu.

Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số năm 2022

Việc chuyển đổi số của Yên Bái còn được thực hiện theo phương châm vết dầu loang, từ một điểm rồi lan dần.

Tổ chức thực hiện theo hướng này, Yên Bái đã chỉ đạo triển khai thí điểm 8 mô hình CĐS: Tổ CĐS cộng đồng, CĐS cấp xã, CĐS tại trường học, Cơ quan nhà nước, Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái, CĐS cấp huyện, Công dân số, Doanh nghiệp CĐS. Trong số đó, riêng mô hình doanh nghiệp CĐS đang triển khai thực hiện, còn lại các mô hình đều đã thí điểm và tổ chức nhân rộng. Qua đó, Yên Bái đã đưa khái niệm CĐS tưởng chừng như rất trừu tượng, khó hiểu, xa vời trở nên gần gũi, thiết thân với mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thí điểm hiệu quả và nhân rộng các mô hình, bằng quyết tâm chính trị, ý thức trách nhiệm và nỗ lực cao nhất đã mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng đối với nhiệm vụ CĐS trên địa bàn tỉnh. Quá trình này đã cho thấy tinh thần tiên phong, đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ của Yên Bái. Với việc ban hành Quyết định số 297/QĐ-BCĐ ngày 12/12/2022 của Ban Chỉ đạo về CĐS tỉnh, Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành Bộ chỉ số đánh giá hoạt động của tổ CĐS cộng đồng cấp xã, phường, thị trấn.

11 tổ chức Đảng với 61 Chi bộ, 1.999 Đảng viên tham gia thí điểm sử dụng nền tảng số "Sổ tay Đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” đưa Yên Bái thành tỉnh thứ 3 trên toàn quốc triển khai nền tảng này sau tỉnh Thái Bình, Thái Nguyên. Mạng lưới tổ CĐS cộng đồng có mặt và hoạt động ở 173/173 xã, phường, thị trấn và 1.356/1.356 thôn, bản tổ dân phố trên địa bàn tỉnh với tổng số 10.851 người tham gia, Yên Bái trở thành 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước thành lập được 100% tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn.

Các mô hình triển khai thí điểm CĐS của Yên Bái đã đạt được những kết quả thiết thực và sẵn sàng áp dụng để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Các địa phương đã linh hoạt, năng động, quyết liệt, nỗ lực thúc đẩy triển khai thực hiện nhiệm vụ với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế. Yên Bái cũng chú trọng quan tâm "bảo đảm an toàn an ninh mạng là then chốt để CĐS thành công và bền vững đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của CĐS” theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số

Yên Bái xác định CĐS vẫn là nhiệm vụ mới và khó dù đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng ở 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và Chỉ số đánh giá CĐS của tỉnh năm 2021 xếp thứ 27/63 tỉnh, thành, tăng 13 bậc.

Quan điểm này thể hiện rõ tư tưởng khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần cầu thị của lãnh đạo tỉnh Yên Bái về mục tiêu, nhiệm vụ CĐS cũng như quyết tâm, nỗ lực thực hiện hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ CĐS trong những năm tiếp theo. Như vậy, thực tiễn đòi hỏi Yên Bái cần không ngừng đổi mới, tiếp tục lựa chọn cách thức thực hiện CĐS phù hợp.

Ở giai đoạn đầu vừa qua, những mô hình CĐS cơ bản mang tính phổ quát, đại trà, phù hợp. Ở giai đoạn tiếp theo, việc xem xét, điều chỉnh các mục tiêu, cách làm, thậm chí đưa ra các mục tiêu cao hơn, khó hơn vì công nghệ số luôn thay đổi là hết sức cần thiết. Điều này sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình CĐS, nâng cao hiệu quả, bảo đảm phù hợp theo từng giai đoạn, từng địa bàn, từng lĩnh vực.

Năm 2023 được tỉnh Yên Bái chọn là năm “bứt phá trong chuyển đổi số”. Để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Hoạt động chuyển đổi số đã lan xuống nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn lực để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời gian vừa qua, từng bước hoàn thành các nhiệm vụ được giao thuộc các Chương trình, Chiến lược của Quốc gia, của các cơ quan Trung ương về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Nghị quyết số 51- NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU. Quyết tâm triển khai Mô hình chuyển đổi số đặc trưng: Yên Bái - Chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn.

Hoàng Phương
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Yên Bái

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ