Thứ bảy 23/11/2024 07:37

Đẩy mạnh các giải pháp bảo đảm điện cho miền Nam

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đối với một số Bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong chuyến thăm và kiểm tra các công trình nhà máy nhiệt điện ở Sóc Trăng và Hậu Giang.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe báo cáo tại công trường

Qua kiểm tra công trường nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 và Sông Hậu 1 và báo cáo của các bên liên quan, Phó Thủ tướng cho rằng nếu các dự án điện không được triển khai đúng tiến độ thì nguy cơ thiếu điện tại miền Nam vào những năm 2018-2019 là rất cao. Do đó Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Cụ thể, Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra định kỳ, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, đưa công trình hoạt động đúng kế hoạch, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, tăng cường quản lý chất lượng công trình. Đồng thời chủ trì cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tổng thầu EPC rà soát tiến độ, kịp thời xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết mọi vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương xem xét cụ thể dự án Long Phú 3, Sông Hậu 3 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương triển khai xây dựng dự án cảng trung chuyển than. Đối với dự án cảng trung chuyển than hiện đã giao cho Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), nhưng nếu TKV không thực hiện được thì phải tập trung kêu gọi các nhà đầu tư khác, kể cả nhà đầu tư tư nhân để triển khai thực hiện. Cùng với đó, nghiên cứu hệ thống cảng chuyên dùng cung cấp than ở các vị trí khác nhau.

Bên cạnh những chỉ đạo cụ thể về 2 dự án nhiệt điện nêu trên cùng các công trình phụ trợ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao Bộ Công Thương khẩn trương phê duyệt báo cáo tiền khả thi các dự án thuỷ điện mở rộng Hoà Bình, Yaly; hoàn thành việc xem xét phê duyệt quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực Long An - Tân Phước; rà soát tiến độ điểm tiếp bờ khí của mỏ khí lô B, đảm bảo khí cho phát điện; phê duyệt các dự án điện khí tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nhơn Trạch...; đẩy mạnh thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.

Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho một số Bộ và doanh nghiệp khác như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp đẩy nhanh tiến độ xem xét xử lý bảo lãnh Chính phủ đối với các dự án điện cần phải vay vốn, những dự án điện BOT do đối tác nước ngoài đầu tư.

Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định chi phí hợp đồng tại Hợp đồng tổng thầu EPC dự án Sông Hậu 1; cùng với Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện xử lý tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện để tái sử dụng; thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm soát chặt chẽ môi trường của các công trình nguồn điện, đặc biệt là các nhà máy điện than.

Các tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than khoáng sản cần tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện được giao; nhanh chóng hoàn thành các đường dây 500 kV trọng điểm giúp giảm áp lực thiếu điện của các tỉnh phía Nam.

“Bộ Công Thương chủ trì tổng hợp, giải quyết ngay tất cả những kiến nghị, vướng mắc theo thẩm quyền, với mục tiêu đáp ứng cao nhất nhu cầu điện cho miền Nam”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ