Thứ ba 05/11/2024 22:21

Đầu tư cổ phiếu bất động sản cần sàng lọc "đãi cát tìm vàng"

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang có sự phân hóa mạnh mẽ với nhiều cổ phiếu tăng mạnh, nhưng cũng có nhiều cổ phiếu đã giảm sâu trong thời gian qua. Do đó, các nhà đầu tư cần sàng lọc, đãi cát tìm vàng, lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư.

Thông tin được các chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản (BĐS) nhận định trong Hội thảo thường niên cổ phiếu bất động sản lần thứ 4: “Chiến lược đầu tư thời Covid 19”, do Tạp chí Thương Gia và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, diễn ra ngày 18/11, tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

DN bất động sản niêm yết giảm doanh thu và lợi nhuận

Theo ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh - sau 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng, trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến nay, thị trường cổ phiếu có gần 750 doanh nghiệp (DN) niêm yết và 905 DN đăng ký giao dịch với giá trị vốn hóa gần 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương 71% GDP, tăng hơn 3 lần trong vòng 5 năm qua và đã vượt kế hoạch của Chính phủ đề ra là 70% vào năm 2020.

Đáng chú ý, số lượng công ty niêm yết có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD đến nay đã có 30 DN trên cả 2 sàn HOSE và HNX, chủ yếu thuộc nhóm tài chính ngân hàng, BĐS. Riêng giá trị vốn hóa cổ phiếu BĐS tính chung trên toàn thị trường lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23%. Đây là một trong những nhóm ngành quan trọng có ảnh hưởng lớn đến diễn biến chỉ số VN- Index.

Hội thảo thu hút sự tham dự của các chuyên gia, diễn giả cùng hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động, tài chính

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Theo đó, đa số các DN BĐS niêm yết đang đối diện với khó khăn khi doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 giảm 26%, lợi nhuận giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, 20 DN báo lỗ, 35 DN suy giảm lợi nhuận. Nguyên nhân chính, do các dự án vẫn đang bị tắc nghẽn khiến nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư…

Ngoài ra, các DN BĐS cũng đang đối diện khó khăn trong việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, do quy định chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các DN BĐS đã phát hành khoảng 45.600 tỷ đồng trái phiếu, tăng 292% so với cùng kỳ, chiếm 29,1% tổng khối lượng trái phiếu phát hành trong nửa đầu năm.

Tuy nhiên, ngay sau khi Nghị định 81 về phát hành trái phiếu DN chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020. Quy định chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, bao gồm: Dư nợ trái phiếu sắp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu; khoảng cách giữa 2 đợt phát hành khác nhau ít nhất 6 tháng; mỗi đợt phát hành phải được thực hiện trong vòng 3 tháng… thì thị trường trái phiếu đã hạ nhiệt.

Các chuyên gia kinh tế, tài chính, BĐS thảo luận về giá trị và tiềm năng đầu tư cổ phiếu BĐS nhìn từ chiến lược của các doanh nghiệp

Tiềm năng đầu tư cổ phiếu BĐS công nghiệp

Ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam - nhìn nhận, giữa bối cảnh, tình hình thị trường hiện tại thì cổ phiếu BĐS nhà ở cần tìm hướng đi mới. Xét đến các yếu tố thuận lợi, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh nhất ASEAN. Cùng với việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị BĐS và đẩy nhanh sự liên kết các đô thị.

Ở góc độ kết quả kinh doanh, doanh thu của năm 2020 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng, chỉ riêng thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng. Mặc dù, doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận của các DN BĐS vẫn có mức tăng trưởng ổn định.

Theo ông Trương Hiền Phương, cổ phiếu BĐS công nghiệp sẽ là điểm sáng thời gian tới, do có nhiều thuận lợi để lạc quan như: nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh nhất ASEAN; các DN FDI Nhật Bản, Hàn Quốc cam kết tăng cường đầu tư vào Việt Nam; làn sóng dịch chuyển sản xuất từ doanh nghiệp FDI điện tử, công nghệ ở Trung Quốc sang Đông Nam Á và BĐS khu công nghiệp sẽ là điểm đến của làn sóng này…

Giá trị vốn hoá cổ phiếu bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng

“Tỷ lệ hấp thụ ở các khu kinh tế trọng điểm rất tích cực và giá thuê mới cũng tăng tốt. Cụ thể, tính đến quý 3/2020, đất công nghiệp cho thuê tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An tăng 20-30% so với năm trước” - ông Trương Hiền Phương nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam - cho hay, một điểm sáng của thị trường Việt Nam chính là BĐS công nghiệp mà lâu nay chúng ta chỉ nói đến một phần nào đó của phân khúc này mà không khắc hoạ được đầy đủ một bức tranh tổng thể.

Hiện nay, việc đầu tư quy mô lớn vào các BĐS công nghiệp ở Việt Nam không chỉ là xây dựng khu công nghiệp lớn mà còn là xây dựng các chuỗi hậu cần logistics khép kín, trong đó gồm chuỗi cung ứng (supply chain), khu công nghiệp, hậu cần kho bãi... Đặc biệt khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực thi.

Mặt khác, khi cán cân của nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ Trung Quốc đến các nước lân cận, thì Việt Nam được xem là một điểm sáng khi cơ sở hạ tầng đang từng bước được thay đổi, cùng với các thể chế chính sách đang mở rộng cánh cửa mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài... Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất lớn tham gia vào thị trường Việt Nam khi mà hệ thống vận chuyển, hệ thống chuỗi cung ứng, hệ thống cảng biển nước sâu đang chờ sẵn và cơ sở hạ tầng đang từng bước được thay đổi. “Đây cũng chính là điểm sáng của thị trường Việt Nam và nếu chúng ta làm đúng trong vòng 5 - 10 năm tới thì chúng ta sẽ được xem là một Trung Quốc +1” - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhấn mạnh.

Mặc dù thị trường BĐS đang đối diện với nhiều khó khăn, song giới phân tích cho rằng, nhóm cổ phiếu BĐS đang có sự phân hóa mạnh mẽ với nhiều cổ phiếu tăng mạnh, nhưng cũng có nhiều cổ phiếu đã giảm sâu trong thời gian qua. Do đó, các nhà đầu tư cần sàng lọc, đãi cát tìm vàng, lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng