Thứ năm 10/04/2025 19:07

Đầu tư cho chất lượng, xuất khẩu gạo tăng mạnh về giá trị

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm đã đạt sản phẩm gạo đạt 4,5 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% (lượng giảm 1,7%).

Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng gạo đã tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019, đạt bình quân 489 USD/tấn. Trên thị trường thế giới, tính đến ngày 26/8/2020, giá chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam đạt 480 – 490 USD/tấn mức cao nhất kể từ cuối năm 2011.

Đầu tư cho vùng trồng cũng như khâu chế biến, sản phẩm gạo của Vinaseed đã xuất khẩu thành công sang EU, Úc...

Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, có thời điểm trong tháng 8, loại gạo 5% tấm đã vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước, vượt Thái Lan để vươn lên dẫn đầu thế giới.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tốt hơn so với gạo của Thái Lan. Trong lịch sử 30 năm xuất khẩu gạo, đây là lần đầu tiên gạo Việt Nam có giá xuất ngang ngửa với gạo Thái Lan, thậm chí bỏ xa gạo Thái Lan loại 5% tấm đến 20 USD/tấn.

Hồi đầu năm nay, giá gạo 5% tấm của Thái Lan cao hơn Việt Nam khoảng 50 - 60 USD/tấn nhưng đến giữa tháng 8, gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 493 - 497 USD/tấn, trong khi giá giao dịch gạo cùng loại của Thái Lan chỉ đạt 473 - 477 USD/tấn; gạo Pakistan bán từ 423 - 427 USD/tấn, gạo Ấn Độ từ có giá 378 - 382 USD/tấn...

Sở dĩ gạo trong nước đang được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao do chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về thị trường, đặc biệt là nhu cầu gạo thế giới tăng cao từ đợt dịch Covid-19, các doanh nghiệp thương mại gạo nước ta đang có cơ hội đẩy tăng sản lượng lẫn giá xuất khẩu. Ngoài ra, EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 cũng giúp một số doanh nghiệp sở hữu chuỗi sản xuất lúa gạo quy mô lớn, đáp ứng các tiêu chí của thị trường khó tính chốt được giá xuất khẩu cao đối với một số chủng loại gạo đặc biệt.

Ông Nguyễn Quang Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) - cho biết: Để tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo sang EU ngay khi EVFTA có hiệu lực, Vinaseed đã có sự chuẩn bị ngay khi hiệp định đang đàm phán. Công ty xây dựng vùng trồng nguyên liệu bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Toàn bộ sản phẩm gạo đạt chứng nhận quốc tế FSSC về an toàn thực phẩm, đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU. Phát huy thành công này, cuối tháng 8, Vinaseed tiếp tục xuất khẩu gạo trắng Ban Mai và gạo lứt Phúc Thọ sang thị trường Úc đầy tiềm năng. Đây là những sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này, tận dụng hiệu quả các ưu đãi do CPTPP mang lại...

Không riêng Vinaseed, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cho hay, trước thời điểm EVFTA có hiệu lực, DN sẵn sàng xuất hàng vào EU bằng việc xây dựng cánh đồng gạo sạch, hữu cơ theo tiêu chuẩn EU và Mỹ. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đầu tư hơn 10 silo chứa lúa khô của Đức, có thể dự trữ khoảng 30.000 tấn đảm bảo nguồn cung và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của đối tác.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ