Thứ ba 24/12/2024 01:32

Đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Giai đoạn 2021-2025 đầu tư 729 km trên các đoạn Bãi Vọt - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập.

Sáng 10/12, tại phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Tạo động lực, sức lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo tóm tắt Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, hành lang vận tải trên trục Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, có thể nói đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu

Trên hành lang vận tải Bắc - Nam, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063 km, đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư. Với vai trò là trục huyết mạch của cả nước, cần sớm hoàn thành để tạo động lực, sức lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

Về phạm vi đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu, giai đoạn 2021-2025 đầu tư 729 km trên các đoạn Bãi Vọt - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập. Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có quy mô 6 làn xe, khu vực cửa ngõ các trung tâm kinh tế - chính trị lớn quy mô 8 - 10 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau quy mô 4 làn xe.

Trên cơ sở kết quả dự báo nhu cầu vận tải, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều phương án. Trên cơ sở đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án, để bảo đảm hiệu quả đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn, kiến nghị đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe (bề rộng nền đường Bnền=17m), các yếu tố hình học, kỹ thuật khác đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội về huy động nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu đầu tư Dự án theo phương thức PPP2. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án trong thời gian qua, đặc biệt là quá trình triển khai các dự án thành phần cao tốc giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy việc đầu tư dự án theo phương thức PPP rất khó bảo đảm thành công.

Giai đoạn 2017 - 2020, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8/11 dự án thành phần theo phương thức PPP; quá trình triển khai đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về lựa chọn nhà đầu tư và huy động vốn tín dụng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, để tạo động lực khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chuyển đổi 5/8 dự án thành phần từ phương thức PPP sang đầu tư công.

Đối với 3 dự án thành phần còn lại, nhà đầu tư đã ký kết hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải và bắt đầu triển khai thi công. Tuy nhiên đến nay chỉ có 01 dự án ký kết được hợp đồng tín dụng, 2 dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm vẫn đang đàm phán với ngân hàng.

Trong khi đó, các dự án đầu tư công, sau 4 năm triển khai đến nay đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Cam Lộ - La Sơn đã cơ bản hoàn thành (dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2020, đầu năm 2022); riêng dự án cầu Mỹ Thuận 2 do tính chất kỹ thuật phức tạp nên sẽ hoàn thành năm 2023. Đối với 5 dự án chuyển đổi sang đầu tư công theo các Nghị quyết số 117/2000/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ hoàn thành năm 2022 và 2023 theo đúng kế hoạch.

Bên cạnh đó, để khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tạo đà phục hồi và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, trong đó xác định việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, nhằm kích thích tổng cầu, tạo việc làm, tiêu thụ hàng hóa, tạo động lực, sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

“Với vai trò là trục xương sống, dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành Dự án theo Kết luận số 18 KL/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ kiến nghị triển khai Dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước (đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng)” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ khoảng 146.990 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng (chiếm 81,4%); giai đoạn 2026 - 2030 sẽ bố trí phần còn lại khoảng 27.324 tỷ đồng (chiếm 18,6%). Trong đó: khoảng 20.000 tỷ đồng (tương ứng 13,6%) là chi phí dự phòng và khoảng hơn 7.000 tỷ đồng (tương ứng 5%) là chi phí bảo hành công trình.

Đối với phần vốn giai đoạn 2021 - 2025 (khoảng 119.666 tỷ đồng), tại Nghị quyết số 29/2001/QH15 Quốc hội dự kiến bố trí 47.169 tỷ đồng cho dự án, phần còn thiếu (khoảng 72.497 tỷ đồng) kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó xác định “Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

Phiên thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Dự án được lập cơ bản phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt. Tuy nhiên, Quy hoạch tổng thể quốc gia vẫn chưa được quyết định, do đó đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cập nhật trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch có liên quan để bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định của hệ thống quy hoạch.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, mặc dù việc đầu tư theo quy mô mặt đường 17m sẽ đáp ứng tổng mức đầu tư Dự án nhưng với quy mô này sẽ làm giảm hiệu quả khai thác tuyến đường khi tốc độ khai thác chỉ đạt khoảng 80km/h. Với hiện trạng về phương tiện, kinh nghiệm quản lý, ý thức tham gia giao thông hiện nay, việc đầu tư theo quy mô này sẽ gây nguy cơ cao mất an toàn giao thông, giảm hiệu quả khai thác, tốn kém hơn khi mở rộng ở giai đoạn sau. Do vậy, đề nghị trong giai đoạn này cần cân nhắc đầu tư Dự án theo quy mô 4 làn xe 24,75m, đây cũng là khuyến nghị của các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Về hình thức đầu tư, có ý kiến cho rằng Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với kỳ vọng tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân nên cần tiếp tục quán triệt chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, tiếp tục đẩy mạnh huy động đầu tư tư nhân.

Vì vậy, Chính phủ cần xem xét, rà soát các khó khăn, vướng mắc của Dự án để có cơ chế phù hợp, tiếp tục thực hiện thành công chủ trương này. Theo đó, cân nhắc xây dựng cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư công để hình thành quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi để nhà đầu tư tư nhân tiếp cận tham gia đầu tư Dự án.

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, thị trường vốn còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa thông qua thị trường vốn để huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng mà chủ yếu là huy động vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, cùng với những bất cập nêu trên vẫn chưa được khắc phục thì khả năng các ngân hàng thương mại cho các nhà đầu tư vay vốn để thực hiện Dự án theo phương thức PPP là rất thấp. Do đó, việc Chính phủ đề xuất đầu tư theo hình thức đầu tư công để bảo đảm tiến độ cho Dự án là có cơ sở.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế lưu ý, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, trong đó đã phân bổ vốn cho rất nhiều các dự án giao thông đường bộ sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có Dự án. Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch. Đồng thời, cần khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế của các dự án giao thông BOT thời gian qua.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Nam Phi

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người