Nam Phi mong muốn sớm ký kết hiệp định hợp tác khoáng sản và nông nghiệp với Việt Nam Nam Phi - thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất thuốc, thiết bị y tế |
Tốc độ giảm tỷ lệ lạm phát vẫn chưa khởi sắc
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) công bố trong tuần này, lạm phát toàn phần trong quý 1 năm nay đã giảm xuống 5,3% so với cùng kỳ năm 2023 và giảm thấp hơn so với kỳ vọng của các nhà phân tích.
Trong quyết định hồi tháng 3, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã thay đổi dự báo lạm phát. Theo đó, lạm phát toàn phần của quốc gia này sẽ đạt 4,5% vào cuối năm 2025, con số này cho thấy sự chậm trễ trong việc giảm lạm phát so với những dự báo trước đó.
Điều này có thể tạo ra áp lực đến các quyết định chính sách tiền tệ - kinh tế trong tương lai, đặc biệt là để đảm bảo ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Trao đổi với Reuters bên lề cuộc họp mùa xuân do Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Washington, ông Lesetja Kganyago cho biết: “Nam Phi có nguy cơ gặp rủi ro ngược đối với triển vọng lạm phát”.
Ông Lesetja Kganyago, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi trong cuộc phỏng vấn với Reuters ở Centurion, Nam Phi. (Ảnh: Reuters) |
Nhiều nguy cơ gia tăng lạm phát
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã nhấn mạnh đến sự tồn tại của các yếu tố làm tăng lạm phát. Có thể thấy, căng thẳng gia tăng ở khu vực Trung Đông gây ra sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ. Giá dầu tăng cao làm gia tăng áp lực lạm phát tại Nam Phi và các quốc gia khác.
Đồng thời, lãi suất tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự đoán sẽ tăng cao hơn trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng đến đất nước này. Lãi suất tăng tạo ra một hiệu ứng domino trên thị trường tài chính toàn cầu khiến các nhà đầu tư có thể rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, bao gồm cả Nam Phi để tìm kiếm các cơ hội đầu tư có lợi tại các nền kinh tế tiên tiến hơn, nơi mà rủi ro đầu tư ít và lợi suất cao.
Sự chuyển đổi này cũng tạo ra áp lực giảm giá đồng tiền của thị trường kinh tế mới nổi so với đồng tiền của các nền kinh tế phát triển, làm điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Nam Phi sẽ đối mặt với thách thức mới, đặc biệt là trong việc duy trì ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi cho biết, đồng Rand của Nam Phi đã suy yếu hơn 4% so với đồng USD kể từ đầu năm 2024.
Mặc dù tình trạng hạn hán và thời tiết bất lợi đang gây ra những vấn đề trên khắp lục địa nhưng dữ liệu lạm phát mới nhất tại Nam Phi lại không ghi nhận 2 yếu tố này. Đây có thể là tín hiệu tích cực cho quốc gia này, bởi vì sự tăng giá cả thực phẩm thường là một trong những yếu tố chính khiến tăng lạm phát, đặc biệt tại các quốc gia nơi thực phẩm chiếm một phần lớn trong giỏ hàng tiêu dùng.
Ông Lesetja Kganyago cũng đề cập tới các yếu tố rủi ro khác như: Sự tăng trưởng không cân đối của cung và cầu, đồng tiền suy giảm hay chính sách tiền tệ không hiệu quả,... Những vấn đề này có thể làm gia tăng áp lực lên việc duy trì hoặc tăng cường chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát tại Nam Phi.
Trước làn sóng lạm phát tăng cao, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) dự tính thực hiện quản lý chính sách tiền tệ của quốc gia bằng việc tăng lãi suất. Khi nâng lãi suất khiến chi phí vay mượn tăng cao sẽ phần nào giảm khả năng tiêu dùng và đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến giảm cầu và hạ bớt áp lực lạm phát nền kinh tế.
Theo các chuyên gia nhận định, Chính phủ Nam Phi nên áp dụng các biện pháp tài khóa để kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế. Trong đó cần chú trọng tiến hành cải cách ngân sách để tăng cường hiệu quả quản lý tài chính công và giảm chi phí hoạt động. Điều này bao gồm tối ưu hóa chi tiêu, giảm phí tổ chức và tăng cường kiểm soát chi tiêu.
Tuy nhiên, các biện pháp tài khóa cần thực hiện hợp lý, đảm bảo tránh suy giảm quá mức trong hoạt động kinh tế, không tạo ra tác động tiêu cực đến người dân nghèo và nhóm dân tộc thiểu số.