Thứ sáu 18/04/2025 12:21

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trong thời gian qua, công tác đấu tranh, ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội đã được thực hiện quyết liệt, cứng rắn, linh hoạt.

Thông tin về công tác đấu tranh, ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục duy trì việc kết hợp các giải pháp đấu tranh cứng rắn, linh hoạt với các nền tảng xuyên biên giới, yêu cầu các nền tảng phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Kết quả, Facebook đã chặn, gỡ 8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam, bao gồm 8.463 bài viết, 349 tài khoản, 16 group và 153 trang vi phạm (tỷ lệ 94%); Google đã chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube, bao gồm 6.007 video và 36 kênh vi phạm (đăng tải hơn 39.000 video) (tỷ lệ 91%); TikTok đã chặn, gỡ 971 nội dung vi phạm, bao gồm 677 video và 294 tài khoản (đăng tải hơn 94.000 video) (tỷ lệ 93%).

Bên cạnh đó, tổ chức khoảng 20 cuộc họp, trao đổi, đàm phán định kỳ, đột xuất với lãnh đạo cấp cao, đại diện của các nền tảng xuyên biên giới lớn như Facebook, Google, TikTok, Netflix, Apple... để nhắc nhở, đôn đốc các nền tảng này tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Năm 2024, cũng đánh dấu sự hợp tác sâu rộng của Bộ Thông tin và Truyền thông với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok trong việc đồng hành, tham gia cùng Bộ để triển khai tổ chức: Hội thảo về chuyển đổi số cho các Đài Phát thanh truyền hình; Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức người dùng mạng, chống lừa đảo trên mạng; Ngày hội tôn vinh các nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng phát tán tin giả, thông tin xấu độc trên các nền tảng mạng xã hội nước ngoài, năm 2024, Bộ đã tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xác minh, xử lý và công bố tin giả, tin xấu độc trên cổng www.tingia.gov.vn của Bộ. Kết quả cho thấy, từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Bộ đã tiếp nhận và xử lý 1130 phản ánh liên quan đến tin xấu độc, tin lừa đảo, sai sự thật.

Cũng từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng thanh tra Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh đối với 168 tổ chức, cá nhân, trong đó, xử phạt 55 trường hợp với tổng số tiền phạt là 555.939.000 đồng do có hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức.

Năm 2024, Bộ cũng đã có văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc tại các địa phương. Kết quả là hiện nay, có 20 địa phương đã thành lập được Trung tâm xử lý tin giả.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

Buôn bán ô tô cũ: Chia sẻ của người trong cuộc

Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Bộ Công Thương hướng dẫn lập kế hoạch khoa học công nghệ năm 2026

Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Honda Việt Nam 'tiếp lửa đam mê' cho khách mua xe Winner X