Đấu tranh chống gian lận thương mại: Ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm

Nền kinh tế Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu hơn vào trao đổi thương mại toàn cầu. Sự va chạm với lợi ích của các ngành sản xuất trong nước của các thị trường nhập khẩu là không thể tránh khỏi. Cùng với xu hướng gia tăng đầu tư nước ngoài khiến Việt Nam ngày càng thường xuyên trở thành mục tiêu của các vụ việc điều tra và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngành hải quan: Quyết liệt chống gian lận xuất xứ Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Rà soát, cảnh báo đúng trọng điểm Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 119/NQ-CP Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ: Chuyển biến mạnh mẽ từ Đề án 824

Ngay từ đầu năm 2019, trước khả năng vấn đề gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) có những diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã nghiên cứu và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ”.

Bộ Công Thương cũng đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Quyết định 824 và Nghị quyết 119 đã đề ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ để Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện nhằm đấu tranh chống lại các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp PVTM.

Đấu tranh chống gian lận thương mại: Ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm
Công tác đấu trranh chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa đang được đẩy mạnh

Thời gian qua, các biện pháp thực hiện công tác chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa đã được các Bộ ngành triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ. Trong đó, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu để trao đổi thông tin, xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Mặt khác, trong các vụ việc nước ngoài điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM, Bộ Công Thương cũng đã đồng hành cùng với các doanh nghiệp sản xuất chân chính để trao đổi, phối hợp với các cơ quan điều tra của nước nhập khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng đã tích cực chỉ đạo trong toàn ngành triển khai loạt giải pháp từ việc đề xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách đến trực tiếp đấu tranh phát hiện các hành vi vi phạm.

Theo đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bằng việc ban hành các văn bản, chỉ thị hướng dẫn các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: Quyết định số 1662/QĐ-BTC ngày 27/8/2019, Công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 về các biện pháp kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp; Chỉ thị số 7988/CT-TCHQ ngày 25/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, thực hiện tổ chức sắp xếp, đào tạo cán bộ công chức ở khâu thủ tục để tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để xử lý theo đúng quy định; thu thập, phân tích thông tin trong nước và ngoài nước để xác định mặt hàng, doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm hành vi vi phạm; rà soát xác định những giao dịch, công ty xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành phân tích quyết định kiểm tra, xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Đặc biệt, hoạt động đấu tranh được hải quan thực hiện thông qua kế hoạch thanh tra, điều tra, xác minh cụ thể, như: lập kế hoạch, thực hiện các chuyên đề, chuyên án để thực hiện kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng, đối tượng cụ thể như thực hiện điều tra, xác minh làm rõ đối với mặt hàng gỗ dán, gỗ ván sàn; mặt hàng xe đạp, xe đạp điện nhập khẩu...; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.

Đấu tranh chống gian lận thương mại: Ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm
Ngành hải quan tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ

Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu quản lý như: sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019). Sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt liên quan đến xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh lực hải quan, trong đó bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp...

Triển khai các biện pháp đấu tranh, Bộ Tài chính còn tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, kiến nghị trao đổi, kết nối thông tin cấp C/O giữa Bộ Công Thương, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ theo từng lô hàng; phối hợp với các Hiệp hội để thực hiện đánh giá năng lực sản xuất, xuất khẩu của từng ngành hàng, xác định các mặt hàng xuất nhập khẩu có hiện tượng tăng đột biến, xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thích hợp.

Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh, ngăn chặn gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp được tăng cường triển khai thông qua việc chủ động sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với cơ quan Hải quan, cơ quan điều tra các nước để đấu tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ người tiêu dùng. Tổ chức hợp tác với cơ quan phòng chống gian lận châu Âu (OLAF) để phối hợp điều tra, xác minh các hành vi gian lận liên quan đến xuất xứ đối với một số mặt hàng như tấm pin năng lượng mặt trời, thép phủ sơn, tôm sú và tôm thẻ chân trắng, xe đạp, xe đạp điện, tế bào quang điện…

Nhờ sự phối hợp đồng bộ của các Bộ ngành, công tác chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa đến nay đã có những hiệu quả bước đầu, bảo vệ lợi ích chân chính của doanh nghiệp, ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hiện nay, theo ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục PVTM, để công tác này tiếp tục hiệu quả, cần xác định phương châm lấy phòng ngừa làm chính. Theo đó, việc nâng cao nâng cao nhận thức và sự tự giác tuân thủ của các doanh nghiệp để ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm là hết sức quan trọng. “Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ, nhằm nâng cao nhận thức và sự tự giác tuân thủ của các doanh nghiệp”- ông Trung cho hay.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Gian lận thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.

Tin cùng chuyên mục

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động