Thứ hai 23/12/2024 15:23

Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Tăng học phí theo lộ trình, giá thuê nhà tăng, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới…là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng.

CPI tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước

Sáng 29/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III/2023 và 9 tháng đầu năm. Theo đó, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, tháng 9/2023, một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Cùng với đó, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 9 tăng 3,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,66%.

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III/2023

Trong đó, nhóm giao thông tăng 1,21% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào các ngày 5/9/2023, 11/9/2023 và 21/9/2023 làm cho giá xăng tăng 3,54%; giá dầu diezen tăng 5,96%; phí học bằng lái xe tăng 1,81%; giá dịch vụ trông giữ xe tăng 1,57%; giá bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,63%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,12%, chủ yếu do từ ngày 1/9/2023, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 33.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 90 USD/tấn (từ mức 465 USD/tấn lên mức 555 USD/tấn) làm cho giá gas tăng mạnh 8,37%; giá nhà ở thuê tăng 0,61%; giá nước sinh hoạt tăng 2,83%, giá điện sinh hoạt tăng 0,34% do nhu cầu tiêu thụ tăng; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%; giá dầu hỏa tăng 8,09% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 05/9/2023, 11/9/2023 và 21/9/2023.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,73%, do giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới tăng.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng. Trong đó, giá vải các loại tăng 0,11%; quần áo may sẵn tăng 0,2%; mũ nón tăng 0,15%; giày dép tăng 0,23%; dịch vụ may mặc tăng 0,12%; dịch vụ sửa chữa giày dép tăng 0,22%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17% tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ trang sức tăng 1,09%; dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 0,25%; vật dụng và dịch vụ về hiếu hỉ tăng 0,2%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: Giá bàn là điện tăng 0,4%; trang thiết bị nhà bếp và đồ dùng bằng kim loại cùng tăng 0,39%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,25%; hàng dệt trong nhà tăng 0,19%...

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11% do nguyên liệu sản xuất đồ uống, thuốc lá và nhân công tăng. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%, trong đó nhóm thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt tăng 0,17%; nhóm thuốc tác dụng trên dường hô hấp tăng 0,16%; nhóm vitamin và khoáng chất tăng 0,15%; dụng cụ y tế tăng 0,35%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,09%...

Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, nguyên nhân do thời tiết giao mùa, dịch sốt xuất huyết và đau mắt đỏ bùng phát, công tác phòng chữa bệnh được tăng cường, nhu cầu sử dụng thuốc và dụng cụ y tế tăng, đồng thời ở một số phòng khám tư nhân tăng giá do chi phí thuê mặt bằng, nhân công tăng.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06% tập trung chủ yếu ở các nhóm: Giá hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 0,42%; dịch vụ du lịch trong nước tăng 0,25%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,23% do giá điện thoại cố định và di động giảm.

Nguyên nhân làm CPI 9 tháng tăng

Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,99%; giáo dục tăng 5,95%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,9%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,05%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,59%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,03%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,86%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,47%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,58%.

Có 2 nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là bưu chính viễn thông giảm 1,12%; giao thông giảm 2,28%. Như vậy, CPI bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 3,16% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI 9 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu: Chỉ số giá nhóm vé máy bay bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 71,56% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá nhiên liệu bay ở mức cao, tỷ giá, lãi suất đều tăng khiến chi phí của các hãng tăng, cùng với đó nhu cầu đi lại tăng cao, đặc biệt trong dịp lễ, Tết, nghỉ hè đã tác động đến giá vận tải hàng không; giá vé tàu hỏa tăng 31,26%; giá vé ô tô khách tăng 8,33%.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,28% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,27 điểm phần trăm, do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao.

Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 4,85% tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm. Trong đó, giá gạo tăng 3,9% theo giá gạo xuất khẩu, tác động làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 2,83%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,6 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 4,23%, tác động làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm do nhu cầu sử dụng điện tăng và từ ngày 04/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tăng 3%.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,48% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm, do nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công tăng.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 0,15 điểm phần trăm, chủ yếu do từ tháng 7/2023, dịch vụ bảo hiểm y tế tăng theo mức lương cơ sở mới.

CPI bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,99%; giáo dục tăng 5,95%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,9%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,05%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,59%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,03%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,86%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,47%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,58%.

Có 2 nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là bưu chính viễn thông giảm 1,12%; giao thông giảm 2,28%.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn