Đánh giá đúng và có cái nhìn khách quan về Thuỷ điện

Gần đây, một số thông tin cho rằng cần phá bỏ thuỷ điện để bảo vệ môi trường là điều không hợp lý trong khi nhiều quốc gia trên thế giới lại coi đây là nguồn điện quan trọng.

Thủy điện- “viên pin” năng lượng cho mọi quốc gia

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và rẻ hơn điện than và điện khí, được coi như là một chìa khóa mấu chốt cho động lực phát triển kinh tế quốc gia. Từ giữa thế kỷ thứ 19 và suốt thế kỷ 20 việc xây dựng các con đập chắn ngang sông từng được tiến hành ồ ạt ở phương Tây. Hơn nữa, khi còn chưa có những mạng lưới ắc-quy điện đủ mạnh thì những con đập chính là các “viên pin” khổng lồ, có thể được sử dụng để lưu trữ lượng điện tái tạo rất lớn.

4655-thuy-dien-hoa-binh

Tiềm năng về thủy điện đang thực sự được giải phóng và nó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia

Các chuyên gia cho biết, việc xây dựng các con đập chắn ngang sông từng được tiến hành ồ ạt ở phương Tây trong những thập niên 1920 - 1970, nhằm cung cấp nguồn nước tưới tiêu ổn định cho nông nghiệp, kiểm soát lũ và đặc biệt là khai thác tiềm năng về giao thông cũng như thủy điện dồi dào của các con sông.

Một ví dụ điển hình cho hệ thống phức hợp thủy điện và thủy lộ quy mô như vậy là tổ hợp công trình trên sông Colombia nằm giữa hai bang Washington và Oregon của Mỹ. Ngoài việc góp phần đáp ứng tới 80% nhu cầu điện năng của vùng đông bắc Mỹ, hệ thống liên hoàn các đập và 8 âu tàu (hệ thống khóa có tác dụng tăng - giảm mực nước để tàu thuyền có thể di chuyển qua các vùng chênh lệch mức nước) trên dòng sông đã được nạo vét này giúp vận chuyển tới hơn 17 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Theo tổ chức Giáo dục về nguồn nước và năng lượng (FWEE), hệ thống cũng tham gia điều tiết dòng lũ và kiểm soát sự di chuyển của các loài cá. Suốt một thời gian dài, các đập thủy điện được coi là nguồn cung cấp năng lượng tái tạo sạch và rẻ hơn các nhà máy sản xuất điện than hay điện khí.

Xét về tỉ lệ, 99% lượng điện tạo ra ở Na Uy là nhờ sức nước, trong khi các thủy điện tại Iceland đáp ứng tới 83% nhu cầu về điện của người dân. Tỉ lệ này ở Canada là hơn 70% và Áo khoảng 67%

Trên thực tế, thủy điện thường gây ra tranh cãi nhiều như năng lượng mặt trời. Nhưng thực ra thủy điện là dạng năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, đóng góp tới 15,9% điện năng toàn cầu - nhiều hơn sự đóng góp của tất cả dạng năng lượng tái tạo khác kết hợp lại. Vì các lợi thế trên, thủy điện đã đóng vai trò then chốt cho động lực phát triển kinh tế của nhiều nước. Điều đó cho thấy tầm quan trọng gia tăng của thủy điện đối với mạng lưới điện toàn cầu. Ở Na Uy, 99% tổng sản lượng điện do thủy điện tạo ra. Ở Canada, cứ 10 nhà cung cấp điện thì có 6 là thủy điện và thủy điện tạo ra hàng nghìn việc làm ở nước này. Uruguay đã đạt đến mức gần 100% là năng lượng tái tạo, phần lớn nhờ vào thủy điện.

Châu Á "thức giấc" với thủy điện

Ở châu Á, tiềm năng về thủy điện đang thực sự được giải phóng và nó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam cũng được xếp hạng trong số các quốc gia hàng đầu trên thế giới về năng lực thủy điện.

"4 năm kể từ khi các Mục tiêu phát triển bền vững được thống nhất tại Liên Hợp Quốc vào năm 2015, các chính phủ ngày càng thừa nhận thủy điện đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược quốc gia về cung cấp năng lượng sạch, giá cả hợp lý, quản lý nguồn nước sạch, chống biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế. Sự phát triển của thủy điện ngày nay đóng góp tích cực nhất cho các nền kinh tế đang phát triển và các thị trường mới nổi, với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tiếp theo là Nam Mỹ", Richard Taylor - Giám đốc điều hành Hiệp hội Thủy điện Quốc tế và Ken Adams - Chủ tịch Hiệp hội Thủy điện Quốc tế, cho hay trong Báo cáo hiện trạng thủy điện 2019.

Nhìn chung, riêng châu Á đã chiếm tới 42% - tương đương 543GW - trong tổng công suất lắp đặt của toàn thế giới vào năm ngoái là 1.295GW.

Trên hết, sự sẵn có của thủy điện là một lợi ích cho châu Á và Thái Bình Dương, nơi có hơn 4,4 tỉ người, chiếm hơn nửa mức tiêu thụ năng lượng của thế giới, mà 85% trong số đó ở dạng nhiên liệu hóa thạch.

Trong khi công nghiệp hóa và đô thị hóa đang phát triển với tốc độ chóng mặt, thực tế là hơn 10% lượng dân số khổng lồ của khu vực này vẫn thiếu điện - một trở ngại rõ ràng cho khu vực để có thể cải thiện thu nhập và cuộc sống của người dân. Với khả năng chi trả là mối quan tâm chính yếu thì thủy điện thậm chí còn có ý nghĩa hơn, vì đây là một trong những nguồn năng lượng rẻ nhất hiện nay.

Đánh giá đúng và có cái nhìn khách quan về thủy điện

Mặc dù, thủy điện được coi là động lực phát triển kinh tế quốc gia, nhưng bên cạnh đó, các nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới, việc tái định cư cho người dân bản địa sống trong vùng hồ chứa còn nhiều khó khăn, công tác trữ nước và xả lũ có thể chưa hợp lý khiến ngập lụt hoặc hạn hán ở vùng hạ du, các dự án thủy điện ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế của người dân...

Đối với một số thông tin cho rằng, hiện nay Mỹ đang cho tháo dỡ hàng nghìn dự án thuỷ điện để tập trung sang các nguồn năng lượng khác.

Liên quan đến thông tin này, ông Nguyễn Tài Sơn - Chuyên gia độc lập về thủy điện sau khi có nghiên cứu đã khẳng định, thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Các dự án được tháo dỡ ở Mỹ hiện nay là do đã hết hạn hoạt động hoặc không thể tiếp tục khai thác.

Quay trở lại vấn đề hiện trạng thủy điện tại Việt Nam, về tác động đến môi trường, cụ thể ảnh hưởng đến rừng tại Việt Nam, ông Sơn nhận định thủy điện góp phần phục hồi độ che phủ rừng từ 28% năm 1995 lên 41,9% vào năm 2019. "Các thủy điện khi xây dựng đã phá đi diện tích rừng nhất định, nhưng họ phải đóng góp chi phí phục hồi rừng hàng năm. Đây là khoản tiền được trả trực tiếp cho người dân giúp họ có sinh kế mới không vào rừng khai thác như trước đây nữa. Tôi thấy việc làm này rất hay và cần được nhân rộng", ông Sơn nói.

"Dư luận hay nói, thủy điện gây lũ, nhưng chúng ta nên cần có cái nhìn toàn diện. Về lợi ích năng lượng, thuỷ điện chiếm 30 đến 40% năng lượng điện, nếu bỏ thì phải tìm năng lượng mới thay thế. Thuỷ điện không tiêu hao nguồn nước và dòng chảy, đó là nguyên lý cơ bản. Các hình thức của thuỷ điện, có liên quan tới tác động môi trường, thuỷ điện có hồ điều tiết dài hạn như Hoà Bình, Sơn La... Trước đây, chúng ta tranh luận gay gắt việc không nên làm thuỷ điện lớn vì tác động đến môi trường quá ghê gớm mà chỉ làm thuỷ điện nhỏ thôi vì tác động môi trường không đáng kể. Nhưng cho đến ngày nay thì chúng ta lại phản đối thuỷ điện nhỏ", ông Sơn thắc mắc.

Ngoài ra, ông Sơn phân tích thêm, khi đầu tư thuỷ điện thì chủ đầu tư thường chú ý tới lợi nhuận, có hiệu quả tài chính. Nhưng hiệu quả tài chính dù cao đến đâu cũng không được thông qua nếu không có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế được hiểu là tác động tới kinh tế vùng (địa phương), bảo vệ môi trường.

Xung quanh dư luận về thủy điện, PGS-TS Vũ Thanh Ca- Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dẫn chứng, hiệnViệt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh để đảm bảo vận hành một cách an toàn và hiệu quả các hồ chứa. Tuy vậy, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trung ương và địa phương phải nỗ lực tổ chức thực hiện, đảm bảo các đập thủy điện được thiết kế và xây dựng phù hợp, an toàn; các đập và hồ được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và có quy trình vận hành được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định để đảm bảo an toàn và hiệu quả như các mục tiêu thiết kế đề ra để góp phần giảm thiểu lũ lụt và tác hại của lũ lụt, cũng như ngăn ngừa sự cố môi trường do vỡ đập.

Cần chú ý là việc xây dựng các hồ chứa luôn kèm theo việc xây dựng một hệ thống hạ tầng đính kèm, bao gồm nhà quản lý, biến áp, đường sá cũng như có thể yêu cầu bố trí quỹ đất để tái định cư. Việc này sẽ gây ra phá rừng và do vậy làm gia tăng lũ lụt. Ngoài ra, việc san đồi núi tạo các mặt bằng xây dựng có thể làm gia tăng mức độ bất ổn định của các khối đất đá, làm gia tăng khả năng trượt lở đất và gây những thiệt hại về người và của.

Tuy nhiên PGS-TS Vũ Thanh Ca cũng lưu ý, cần nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng thủy điện và hạ tầng thủy điện để có các biện pháp quản lý phù hợp.

Với những quan điểm cho rằng loại bỏ thủy điện là một điều không hợp lý, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu năng lượng. Phát triển kinh tế mà giảm tiêu thụ điện là một chuyện chỉ có trong tưởng tượng. Hơn nữa, kinh tế càng phát triển thì càng cần nhiều điện hơn nên năng lượng càng ngày càng thiếu. “Do vậy, dù thế nào ta vẫn phải tiếp tục phát triển năng lượng. Vấn đề chỉ là phát triển sao cho hiệu quả và gây ít tác động tới môi trường, kinh tế - xã hội nhất”- PGS-TS Vũ Thanh Ca nói.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.

Tin cùng chuyên mục

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động