Đan Mạch và Việt Nam cùng hướng tới mục tiêu COP28

Việt Nam và Đan Mạch sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hợp tác hiện tại trong các lĩnh vực khác nhau hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế.
Đan Mạch và Việt Nam thảo luận lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam Đan Mạch và Việt Nam tăng cường hợp tác về nông nghiệp - thực phẩm Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

COP28 diễn ra từ ngày 30/11/2023 – 12/12/2023 tại UAE- đây là thời điểm quan trọng để đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tình trạng khí hậu toàn cầu, từ đó, vạch ra lộ trình xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Việt Nam và Đan Mạch sẽ tiếp tục hợp tác để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu đầy tham vọng cũng như đẩy mạnh các chương trình hợp tác hiện tại trong các lĩnh vực khác nhau hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Theo các chuyên gia quốc tế, COP28 là COP quan trọng nhất kể từ khi Thỏa thuận Paris được thông qua. Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), thế giới bắt buộc phải giảm lượng phát thải toàn cầu để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và sau đó là phát thải ròng bằng âm nếu muốn duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ của Thỏa thuận Paris. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách đáng kể giữa các Kế hoạch Quốc gia hiện tại và lộ trình rõ ràng và chắc chắn để đạt được mục tiêu 1,5 độ này.

Việt Nam và Đan Mạch đều đặt ra các mục tiêu phát thải đầy tham vọng. Tại COP 26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này đã gửi đến cộng đồng quốc tế một tín hiệu rõ ràng về định hướng và quyết tâm của Việt Nam hướng tới phát triển một nền kinh tế carbon thấp và bền vững.

Đan Mạch, một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển xanh, đặt mục tiêu giảm 70% lượng phát thải vào năm 2030, 100% vào năm 2045 và 110% vào năm 2050, tức là trở thành quốc gia phát thải ròng âm vào năm 2050.

Đan Mạch và Việt Nam cùng hướng tới mục tiêu COP28
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc gặp song phương, đa phương với nhiều lãnh đạo các nước, các tập đoàn kinh tế thế giới (Ảnh: ĐSQ Đan Mạch)

Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu,và cũng là đối tác quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Tại COP28, Đan Mạch công bố hỗ trợ tổng cộng 50 triệu USD cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Một nửa số này được phân bổ cho quỹ tổn thất và thiệt hại mới được thành lập ngay ngày đầu tiên của COP28. Đan Mạch cũng sẽ khởi động sáng kiến thành lập liên minh Nhóm các nước phát thải âm (GONE), tạo ra một cuộc chạy đua giành vị trí dẫn đầu giữa các quốc gia trong việc đưa ra các mục tiêu tham vọng giảm thiểu các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tại cuộc gặp tại COP 28 (Dubai), Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cùng đánh giá cao quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa Việt Nam và Đan Mạch, đặc biệt trong lĩnh vực biến đổi khí hậuchuyển đổi năng lượng. Trên cơ sở Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh vừa được hai Thủ tướng công bố ngày 1/11/2023, hai nhà lãnh đạo chính phủ cũng nhất trí chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.

Nhân dịp Việt Nam công bố Kế hoạch Huy động Nguồn lực thực hiện Tuyên bố Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), mà Đan Mạch cùng với các nước G7, EU, Na Uy là đối tác thành viên, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã phát biểu: ‘Xin chúc mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính và chính phủ Việt Nam hôm nay đã có bước đi quan trọng trong việc thực hiện Tuyên bố Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng. Tại thời khắc có tính chiến lược đối với quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam này, Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) và Đan Mạch luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phấn đấu để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đầy tham vọng. Đan Mạch có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và thực tế từ Đan Mạch cho thấy chuyển đổi xanh có thể là động lực tạo ra nhiều việc làm và phát triển kinh tế xanh. Chúng tôi cam kết tiếp tục trao đổi kinh nghiệm cũng như công nghệ để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam’.

Đan Mạch và Việt Nam cùng hướng tới mục tiêu COP28
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đan Mạch tiếp xúc trao đổi bên lề COP28 (Ảnh:VGP)

Ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, cũng bổ sung: ‘Tại COP 28, Đan Mạch sẽ thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận về việc giảm dần và chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, đặt ra các mục tiêu tăng vượt bậc tỷ lệ năng lượng tái tạo cũng như tăng cường việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Tại Việt Nam, thông qua Chương trình Đối tác Năng lượng giữa hai nước, Đan Mạch đang hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện để đạt các mục tiêu tham vọng này. Hiện đang thực hiện ở năm thứ 10, Chương trình Đối tác Năng lượng có mục tiêu hỗ trợ và trao đổi với các cơ quan hữu quan Việt Nam các kiến thức và công cụ cần thiết để xây dựng chính sách và kế hoạch chuyển đổi ngành năng lượng, cũng như thực hiện các chính sách và kế hoạch này. Việc thiết lập Quan hệ Đối tác Xanh gần đây giữa hai nước đã mở ra một cơ hội lớn hơn nữa trong việc củng cố quan hệ hợp tác lâu dài trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và hướng tới một nền kinh tế carbon thấp trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.’

Kết quả và kinh nghiệm từ Chương trình Đối tác Năng lượng Việt Nam Đan Mạch cũng sẽ được chia sẻ rộng rãi tại Việt Nam Pavilion: Các Giám đốc Hợp tác Toàn cầu của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch sẽ trình bày về “Kinh nghiệm chuyển đổi xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm từ Chương trình Đối tác Năng lượng với Việt Nam” và “Cách Đan Mạch theo dõi phát thải và phát thải của ngành năng lượng Việt Nam dựa trên Báo cáo Triển vọng Năng lượng”.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Để thực hiện cam kết hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thời gian qua nhiều đơn vị đã cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.
Tìm giải pháp gỡ khó cho dự án điện gió "nghìn tỷ" ở Bình Thuận

Tìm giải pháp gỡ khó cho dự án điện gió "nghìn tỷ" ở Bình Thuận

Chiều 7/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi họp trực tuyến với tỉnh Bình Thuận tìm hướng "gỡ khó" cho dự án điện gió Hoà Thắng 1.2.
PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

Các chuyên gia cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời của điện áp mái, vì khi lắp thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất và tiêu hủy sẽ là màu xám.
TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, Growatt đã đưa ra giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện còn chậm tiến độ, có nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động