Thứ năm 12/12/2024 09:40

Đắk Lắk: Phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số

Trong công cuộc chuyển đổi số, đào tạo nhân lực là điều kiện ưu tiên kiên quyết, tỉnh Đắk Lắk đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, hiện nay nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng dẫn đến khó đảm bảo được hoạt động thông suốt các hệ thống công nghệ thông tin của Nhà nước khi xảy ra sự cố dẫn đến nguy cơ về mất an toàn thông tin, ngưng trệ các hoạt động quản lý nhà nước. Hạn chế nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do còn nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ; việc tuyển dụng không đánh giá hết được trình độ, khả năng về công nghệ thông tin. Mặt khác, do chế độ đãi ngộ chưa tương xứng nên dẫn đến tình trạng nhân lực công nghệ thông tin từ cơ quan nhà nước chuyển sang khối tư nhân...

Đắk Lắk xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực “hạt nhân” cho chuyển đổi số

Đến nay về cơ bản tỉnh Đắk Lắk đã chuẩn bị đầy đủ về cơ chế chính sách, nguồn lực để phục vụ công tác chuyển đổi số. Để chuẩn bị cho lộ trình đào tạo dài hơi hơn, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk đang tham gia lớp tập huấn do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai về Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho đội ngũ nòng cốt chuyển đổi số tại địa phương nhằm tiếp cận Chương trình mẫu về bồi dưỡng chuyển đổi số cho các lãnh đạo UBND cấp xã, sau đó tham gia hỗ trợ đồng hành các huyện, xã triển khai các nội dung tiếp theo. Sở định hướng tập trung cho đào tạo chuyển đổi số tốt ở cấp xã, giúp người dân nâng cao kỹ năng số, thao tác thông tin lên môi trường số an toàn.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng kế hoạch và được UBND tỉnh Đắk Lắk thông qua, ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, địa phương này xác định mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 70% số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có tổ chức các hoạt động giáo dục và kỹ năng số.

Riêng đến năm 2030, 90% số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu; 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng số.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Đắk Lắk kế hoạch đề ra 3 nhóm nhiệm vụ thực hiện như nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số và nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

Trong giai đoạn 2021 đến 2025, tỉnh Đắk Lắk sẽ đầu tư 300 tỷ đồng để thực hiện chuyển đổi số với kỳ vọng lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chia sẻ về vấn đề đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết, trong từng thời kỳ phát triển con người luôn là nguồn lực, nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Giai đoạn 2021-2026, tỉnh Đắk Lắk luôn lấy bài học kinh nghiệm của giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8-9% trong đó có yếu tố đóng góp của nguồn nhân lực. Nghị quyết 17 của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 xác định 3 khâu đột phá và 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có đột phá cải cách hành chính, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Song song đó, quý 1/2020 trên cơ sở Nghị quyết 06 về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020, Tỉnh ủy đã tổng kết và đề ra nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ nhất, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phải phù hợp với xu thế phát triển và quan trọng nhất là tính toán nhu cầu phát triển và Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nguồn lực dư địa mới cho sự phát triển, trọng tâm của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là chuyển đổi số bám sát định hướng Trung ương.

Thứ hai, hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới, đặc biệt là hoạt động xuất, nhập, khẩu, nguồn nhân lực phù hợp với xu thế phát triển trong đó phải tính đến nguồn nhân lực đáp ứng xu thế phát triển chuyển đổi số.

Thứ ba, xây dựng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2025 tầm nhìn 2030.

Thứ tư, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực hiện có đồng thời xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia nhà khoa học đầu ngành, nhân tài đặc biệt xuất sắc mà chúng ta ưu tiên phát triển và Trung ương định hướng cho tỉnh Đắk Lắk và Tây Nguyên.

“Để đạt mục tiêu này, tỉnh dự kiến tập trung 6 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là nâng cao nhận thức các cấp các ngành, dựa vào nguồn lực nhân dân. Giải pháp số 2 quan điểm nguồn nhân lực đáp ứng cho doanh nghiệp phải có nhà nước dẫn dắt đặc biệt nhân lực cho doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp 3 là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu, chú trọng đến khoa học công nghệ và chuyển đổi số…”, ông Hà nêu rõ.

Được biết, đầu năm nay, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với 5 đơn vị trong và ngoài ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk về việc phát triển chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực địa phương. Và cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tây nguyên về thành lập, xây dựng, vận hành Trung tâm Đổi mới sáng tạo tỉnh. Mục tiêu nhằm tìm kiếm các nguồn lực mới, dư địa mới để tăng trưởng bền vững, thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ, đưa những ý tưởng vào phục vụ cuộc sống. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc chuyển đổi số của tỉnh nhà trong nhiều lĩnh vực.

Đây được xem là bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Xử lý nghiêm tình trạng trốn tránh kê khai tài sản không chấp hành bản án dân sự

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ giải thể, sáp nhập những sở, ban, ngành nào?

Doanh số bán hàng đạt 7 tỷ đồng từ Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024

Đà Nẵng: Năm 2025 tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy, triển khai hiệu quả cơ chế đặc thù

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Lào Cai: Phát huy vai trò cực tăng trưởng, tự tin bước vào năm 2025

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Cần Thơ: Sắp diễn ra Liên hoan “Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân” lần thứ XV

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Ông Trần Phong được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

Hải Dương: Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Cận cảnh khu biệt thự 370 tỷ đồng bỏ hoang bên bãi biển Hà Tĩnh

Bạc Liêu: Kiến nghị kỷ luật 11 tổ chức, 32 cá nhân sau thanh tra

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Bạc Liêu: Đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Thái Nguyên tạo đột phá, thu hút các 'đại bàng' công nghệ

Quảng Nam: Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Khởi công giai đoạn 1 dự án TTTM AEON MALL Thanh Hoá