Thứ năm 28/11/2024 00:06

Đại hội đồng cổ đông LPBank: 4 phương thức nâng vốn điều lệ, đổi tên viết tắt ngân hàng

Ngày 23/4 tại Ninh Bình, LPBank (tên viết tắt mới của LienVietPostBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, thống nhất tăng 65,8% vốn điều lệ.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) LPBank với tỷ lệ đồng thuận cao đã thông qua các kế hoạch về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022; phương án tăng vốn điều lệ năm 2023; thay đổi tên viết tắt của Ngân hàng từ LienVietPostBank thành LPBank; bầu thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới…

Ra mắt HĐQT của LPBank tại ĐHĐCĐ 2023

Báo cáo tại ĐHĐCĐ cho biết, vượt lên những biến động của nền kinh tế nói chung, ngành tài chính ngân hàng nói riêng, trong năm 2022, LPBank đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được ĐHĐCĐ giao phó, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Phó Chủ tịch HĐQT cho biết, năm 2022, LPBank ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan: Tổng tài sản tăng 13%, vốn điều lệ tăng 44%, huy động vốn trên thị trường 1 tăng 16%, dư nợ tín dụng thị trường 1 tăng 13%. Đặc biệt, năm 2022, đạt lợi nhuận trước thuế 5.690 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 4.510 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2021. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử 15 năm hoạt động của Ngân hàng.

Ông Nguyễn Đức Thụy – Chủ tịch HĐQT phát biểu khai mạc ĐHĐCĐ

Song song với đó, Ngân hàng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng tín dụng. Các tỷ lệ an toàn hoạt động của LPBank tiếp tục duy trì và đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thực hiện tăng trích lập dự phòng để tạo “bộ đệm” vững vàng cho khả năng sẵn sàng chống chịu trước những rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong trung – dài hạn. Cũng trong năm 2022, LPBank hoàn thành triển khai đồng thời hai chuẩn mực Basel III và IFRS9, hai chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và báo cáo tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

Tại Đại hội, các cổ đông đã thống nhất thông qua các báo cáo quan trọng và kế hoạch 2023 với sự đồng thuận cao. Đại hội đã nhất trí phương án tăng vốn điều lệ lên 28.676 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu. Bao gồm: phát hành cho Cổ đông hiện hữu 500 triệu cổ phiếu (5.000 tỷ đồng), phát hành 10 triệu cổ phiếu (100 tỷ đồng) theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu (3.000 tỷ) cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng lên 15,5%.

Đặc biệt, LPBank sẽ chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu lên tới 19% từ việc phát hành 329 triệu cổ phiếu (3.285 tỷ đồng). Việc tăng vốn nhằm củng cố tiềm lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung – dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, bảo đảm hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, đáp ứng kế hoạch tăng trưởng liên tục hằng năm.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, HĐQT ngân hàng cho biết, sau khi trích lập các quỹ, tổng lợi nhuận còn lại có thể chia cổ tức là 3.393 tỷ đồng. Theo đó, HĐQT LPbank dự kiến trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 19% bằng cổ phiếu. Tổng lợi nhuận dùng để chia cổ tức lần này là 3.285 tỷ đồng.

LPBank cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 là 6.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022, điều này phản ánh nỗ lực và quyết tâm của Ngân hàng trong việc đảm bảo lợi ích cho khách hàng và cổ đông giữa bối cảnh dự báo kinh tế 2023 còn nhiều thách thức.

Ban Điều hành ĐHCĐ LPBank 2023

Cũng tại Đại hội, HĐQT đã trình cổ đông kế hoạch tăng 65,8% vốn điều lệ thông qua 4 phương thức, nâng vốn điều lệ từ mức 17.291 tỷ đồng hiện nay lên mức 28.676 tỷ đồng.

Thứ nhất, phát hành hơn 328,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 19%. Giá trị phát hành dự kiến theo mệnh giá là hơn 3.285 tỷ đồng.

Thứ hai, Ngân hàng sẽ thực hiện chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức giá chào bán không thấp hơn mệnh giá.

Thứ ba, thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tổng số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 300 triệu cổ phiếu. Giá chào bán dự kiến không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cuối cùng, Ngân hàng dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với số lượng dự kiến là 10 triệu cổ phiếu.

Thời gian thực hiện các phương án tăng vốn sẽ trong năm 2023-2024 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua và được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Đại hội cũng đã bỏ phiếu bầu Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ IX (2023 - 2028). Với tỷ lệ đồng thuận cao, ĐHĐCĐ đã thông qua 7 thành viên Hội đồng quản trị và 4 thành viên Ban Kiểm soát. Hội đồng Quản trị mới gồm: ông Nguyễn Đức Thụy, ông Huỳnh Ngọc Huy, ông Lê Hồng Phong, ông Nguyễn Văn Thùy, ông Lê Minh Tâm, ông Hồ Nam Tiến và ông Bùi Thái Hà. Ban Kiểm soát mới gồm: bà Dương Hoài Liên, ông Trần Thanh Tùng, bà Nguyễn Thị Lan Anh và ông Nguyễn Phú Minh. Đây đều là các nhân sự cấp cao có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có đầy đủ khả năng để dẫn dắt LPBank hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững cả về quy mô lẫn chất lượng trong tương lai.

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, LPBank đã đạt được những cột mốc quan trọng trên hành trình trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, giữ vững vị thế là Ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất với hơn 1.200 điểm giao dịch trên cả nước.

Các định hướng chiến lược trọng tâm của LienViietPostBank năm nay là: Số hóa hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh bán lẻ - đặc biệt tập trung vào địa bán nông thôn. Đồng thời, tái cấu trúc ngân hàng theo hướng hỗ trợ tốt nhất cho phát trển mô hình kinh doanh: Xây dựng mô hình hoạt động linh hoạt, tinh gọn để đảm bảo hoạt động vận hành tốc độ nhanh nhưng vẫn an toàn, tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro và đầy đủ các chốt kiểm soát...

Trong giai đoạn 2023-2028, với định hướng chiến lược rõ ràng của Hội đồng Quản trị, Ban lãnh đạo, tinh thần đoàn kết nhằm đổi mới toàn diện của tập thể cán bộ nhân viên cùng sự ủng hộ của quý cổ đông, đối tác và khách hàng, LPBank được kỳ vọng sẽ bắt đầu một hành trình phát triển mạnh mẽ hơn.

Linh Cầm
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

Ngân hàng Quân đội trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm