Thứ ba 19/11/2024 04:20

Đại biểu Trần Thị Vân: Nhà ở xã hội chỉ bán được từ 12-17%

Phát biểu tại hội trường sáng 31/5, đại biểu Trần Thị Vân cho biết hiện Bắc Ninh có gần 2.000 căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân nhưng chỉ bán được từ 12-17%.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ V, sáng 31/5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Phát biểu thảo luận tại hội trường đại biểu Trần Thị Vân – đoàn tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra 2 vấn đề liên quan đến các gói hỗ trợ tín dụng cho phát triển kinh tế- xã hội và vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng 31.5

Đại biểu Trần Thị Vân cho biết, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; năm 2022, Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ với gói hỗ trợ giảm lãi suất 2% cho doanh nghiệp vay xây nhà cho công nhân; gói 15 nghìn tỷ cho công nhân vay mua nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách. Mới đây nhất là gói 120 nghìn tỷ. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 năm đã có 3 gói hỗ trợ mà đích và người thụ hưởng là công nhân lao động. Điều này, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ đối với công nhân lao động trong cả nước.

Tuy nhiên vị đại biểu này cũng chỉ ra, 2 gói hỗ trợ theo Nghị quyết 43 đang giải ngân rất thấp (gói giảm lãi suất 2% hiện mới giải ngân được 330/40.000 tỷ chưa được 1%, gói 15 nghìn tỷ được trên 34%). Hiện Chính phủ ra tiếp gói 120 nghìn tỷ, trong đó đối tượng và thời gian kết thúc của 3 gói tín dụng đang trùng lắp và đều hết năm 2023.

Hai gói tín dụng trước còn chưa hấp thụ hết thì liệu gói 120 nghìn tỷ có khả thi hay không? trong khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở đang sửa, quy hoạch chưa phê duyệt xong. Vì vậy, đề nghị Chính phủ gộp 3 gói hỗ trợ thành 1 và đề xuất cho kéo dài đến hết năm 2025 thì mục tiêu xây dựng 01 triệu căn hộ mà Chính phủ đề ra mới có thể hoàn thành”- đại biểu Trần Thị Vân đề xuất.

Đại biểu Trần Thị Vân thảo luận, góp ý tại hội trường sáng 31.5

Hiện cả nước hiện có 7 triệu công nhân lao động trực tiếp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nhà ở phục vụ cho công nhân chỉ mới đáp ứng khoảng gần 30%. Phần lớn công nhân lao động ngoại tỉnh khoảng 70% đang thuê nhà trọ của các hộ gia đình tư nhân xây. Các phòng trọ hầu hết đều rất chật hẹp (từ 3 - 4 m2/ người) không đảm bảo những điều kiện tối thiểu về diện tích, ánh sáng, vệ sinh và phòng cháy chữa cháy...

Đại biểu Trần Thị Vân chia sẻ: Trước kỳ họp thứ 5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh có buổi làm việc với Liên đoàn lao động tỉnh và tiếp xúc với gần 1000 cử tri công nhân lao động, thăm khu nhà trọ công nhân, khảo sát nhu cầu nhà ở, nhà trọ, vay vốn đối với trên 200 chủ nhà trọ và gần 300 công nhân của phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh. Qua khảo sát, chỉ có 27 công nhân có nhu cầu định cư và mua nhà chiếm gần 10% (đều là các công nhân có gia đình và đã làm ở Bắc Ninh từ 5 -10 năm). 19 công nhân có nhu cầu ở trong ký túc xá chiếm 6,5%. "Số công nhân chỉ có nhu cầu thuê trọ chiếm hơn 80%, là những công nhân xác định chỉ đến làm việc, sau 1 thời gian lại về quê sinh sống. Họ là các bạn trẻ, có tuổi đời từ 18 – 25 tuổi, chưa lập gia đình. Đây là đối tượng đông, chiếm đến 70% số lao động ngoại tỉnh"- đại biểu Trần Thị Vân nói.

Khi được hỏi về nhu cầu mua nhà ở xã hội, các bạn trả lời là không. Lý do: chưa lập gia đình, chưa nghĩ đến mua nhà, cũng không biết có làm việc ở Bắc Ninh lâu không, không có tiền và đã có nhà ở quê. Thêm vào đó, các em không thích ở ký túc xá mà lại ở nhà trọ. Lý do là ở nhà trọ khắc phục được những hạn chế mà ở trong ký túc xá không có, đó là: giá thuê rẻ, tự do trong sinh hoạt, gần các dịch vụ tiện ích như chợ, chỗ gửi con, phòng khám”- đại biểu Trần Thị Vân cho biết.

This browser does not support the video element.

Từ kết quả khảo sát, thực tế trên tại Bắc Ninh cho thấy, các hộ gia đình, cá nhân – những người tự bỏ tiền xây nhà trọ cho công nhân thuê đang giúp giải quyết chỗ ở cho hàng triệu công nhân lao động trong cả nước. Đại biểu Trần Thị vân đề nghị để khuyến khích, xã hội hóa nhà ở xã hội, Chính phủ cần có các chính sách để hỗ trợ.

Theo đại biểu Trần Thị Vân, người làm chính sách cần phân định rõ định cư và chỗ ở để làm việc hoàn toàn khác nhau; cần tách bạch nhu cầu mua nhà và nhu cầu chỗ ở của công nhân. Không phải ai làm ở khu công nghiệp cũng có nhu cầu định cư và mua nhà tại địa phương nơi họ đến làm việc.

Để minh chứng cho đề xuất trên, đại biểu Trần Thị Vẫn đã dẫn chứng: Bắc Ninh hiện có có 51 dự án nhà ở xã hội được phê duyệt, trong đó số dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân là 22. Đến nay có 7 dự án đã hoàn thành với 5,5 nghìn căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng trên 30 nghìn công nhân. Tuy nhiên, 3 dự án với gần 2000 căn hộ tại TX Thuận Thành, huyện Yên Phong và TP. Bắc Ninh đã hoàn thành cách đây khoảng 1 năm, chủ đầu tư tích cực quảng bá rộng rãi nhưng đến nay chỉ bán được từ 12 – 17%.

Từ thực tế ở Bắc Ninh, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát và bổ sung đối tượng được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 15, Nghị quyết 100/2015 đó là các hộ gia đình, cá nhân xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà cho công nhân thuê, được hưởng các gói hỗ trợ giảm lãi suất nêu trên. Góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa hỗ trợ cho ngươi dân nhường đất cho phát triển công nghiệp có sinh kế bền vững vừa hạ giá thuê cho công nhân. Đồng thời, ban hành các quy định, quy chuẩn chung để quản lý nhà trọ, hướng dẫn lộ trình và thời gian thực hiện. Đây cũng là cơ hội để giảm giá thuê, nâng cao chất lượng nhà trọ và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Tin cùng chuyên mục

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Học viện Kỹ thuật Quân sự

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường