Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng

Từ chủ trương giao rừng cho người dân quản lý, đồng bào Cơ tu (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã làm tốt việc quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng.

Giao khoán rừng – chủ trương đúng để quản lý rừng, giúp người dân làm giàu từ rừng

Trong thời gian qua, từ chủ trương giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số, công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng tại huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Không những thế, hưởng lợi từ chương trình, nhiều bà con tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) còn vươn lên, làm giàu từ rừng.

Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng
Từ chủ trương giao khoán rừng, chị Bùi Thị Mun không những làm tốt công tác bảo vệ rừng mà còn thoát nghèo nhờ rừng

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Như – Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) cho biết, từ năm 2016 trở về trước, xã Hòa Bắc là điểm nóng về phá rừng và khai thác vàng trái phép tại thành phố Đà Nẵng. Do đời sống khó khăn, một số bà con đã nghe đối tượng xấu dụ dỗ tiếp tay chặt phá rừng để đổi gạo. Sau khi được tuyên truyền, giải thích, người dân mới dần nhận ra. Cùng với đó, từ khi Nhà nước có chủ trương giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, tình trạng phá rừng đầu nguồn và đào vàng trái phép trên địa bàn đã giảm hẳn. “Hằng tuần thôn sẽ có đại diện đi kiểm tra, nếu có ai tác động hay xâm nhập vào rừng thì sẽ báo cơ quan chức năng để chính quyền địa phương kịp thời ngăn chặn cũng như bảo vệ tốt tài nguyên”, Bí thư Đinh Văn Như chia sẻ.

Cùng với việc rừng được bảo vệ tốt hơn, theo Bí thư Đinh Văn Như, chính sách, chủ trương giao khoán đất rừng đã giúp người dân có thêm sinh kế. “Hằng năm, bà con bảo vệ 1 héc ta được nhận hơn 100.000 đồng. Vừa mới nhận mỗi hộ nhận được 4 triệu đồng. Nhờ tiền đó, bà con trang trải cuộc sống, có kinh phí đi rừng, kiểm tra chăm sóc, không tác động vào rừng”, ông Như nói và cho biết có những hộ dân còn làm giàu từ rừng.

Đang vào mùa thu hoạch keo, chị Bùi Thị Mun - đồng bào dân tộc Cơ Tu (thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc) cũng phấn khởi thu hoạch. Cây keo năm nay được giá hơn mọi năm nên ai cũng vui. Chị Mun cho biết, năm 2016, được Nhà nước giao khoán gần 4 héc ta rừng, gia đình chị đầu tư trồng keo. Sau 5 năm thu hoạch, trừ chi phí, gia đình chị thu về 100 triệu đồng. Nhờ trồng keo, gia đình chị sửa sang nhà cửa khang trang, mua sắm xe máy, vật dụng gia đình, nuôi con cái ăn học, trưởng thành: “Ngày trước, gia đình cực khổ đủ thứ, quanh năm bám rẫy, nương mà vẫn không đủ ăn. Giờ đây, bà con được giao đất rừng sản xuất và giao rừng để bảo vệ có tiền, cuộc sống đỡ hơn, đủ ăn. Đường sá, phương tiện đi lại thuận lợi, mỗi khi đau ốm mình đi lại nhanh”, chị Mun bộc bạch.

Hỗ trợ thêm cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng trồng rừng gỗ lớn

Hiện huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) đã thực hiện giao khoán rừng và đất rừng cho 200 hộ dân (mỗi hộ nhận quản lý từ 2 – 3 hecta) là đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc quản lý và bảo vệ. Bên cạnh đó, những người tham gia nhận khoán bảo vệ rừng còn được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng
Để tăng hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thành phố Đà Nẵng đang khuyến khích người dân chuyển sang trồng rừng gỗ lớn

Ông Thái Văn Hoài Nam, Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, cho biết, từ đất giao khoán, bà con ở đây chủ yếu trồng keo, chu kỳ 5 năm khai thác 1 lần. Nhờ khoản thu từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi vụ, đời sống của bà con Cơ Tu được cải thiện đáng kể.

Theo ông Nam, hiện nay, công tác quản lý bảo vệ rừng đặt nhiệm vụ khoanh nuôi tái sinh được ưu tiên hơn. Vì vậy, thành phố đã có chủ trương hỗ trợ thêm vào Quỹ dịch vụ môi trường rừng cho hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. “Đối với Quỹ dịch vụ môi trường rừng 1ha, 1 năm được 150.000 đồng đến 170.000 đồng/ha. Mỗi hộ được giao nhận khoán bảo vệ rừng từ 50 đến 70 héc ta. Như vậy, 1 năm có 7 đến 10 triệu để cải thiện cuộc sống”, ông Nam nói.

Việc giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý qua thực tế đã góp phần quản lý, bảo vệ và giữ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay việc trồng rừng mới chủ yếu là trồng keo lá tràm nên hiệu quả chưa cao. Để hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, hiệu quả trồng rừng, thành phố Đà Nẵng đang khuyến khích các hộ được khoán rừng, đất rừng chuyển qua trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa. Để người dân mạnh dạn chuyển đổi, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết 254/2019/NQ-HĐND quy định chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố với mức hỗ trợ là 12 triệu đồng/ha (cao hơn mức hỗ trợ của Nhà nước là 4 triệu đồng/ha).

Theo ông Phan Thế Dũng, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, với mức hỗ trợ này, người dân có điều kiện đầu tư nâng cao hiệu quả rừng trồng. Hiện lực lượng kiểm lâm đang kiểm tra, nghiệm thu việc trồng rừng cho người dân, sau đó sẽ triển khai hỗ trợ. “Năm 2022, số lượng đăng ký khoảng 700 héc ta. Thành phố khuyến khích bà con trồng rừng gỗ lớn, vì trồng rừng gỗ lớn mang lại 2 hiệu quả. Thứ nhất là năng suất, giá trị của một héc ta tăng gấp 2,5 lần so với trồng rừng bình thường. Thứ hai là bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn và tạo cảnh quan”, ông Dũng nói.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.

Tin cùng chuyên mục

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2024 tại tỉnh Thanh Hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động