![]() |
Trong sáng 14/11, công tác sơ tán người dân trên địa bàn TP. Đà Nẵng diễn ra khẩn trương. Tính đến 13 giờ chiều 14/11, đã sơ tán hơn 26.400 người trên nguyên tắc ưu tiên sơ tán tại chỗ, đến các nhà kiên cố, an toàn, gần nhất trong khu vực; sơ tán tập trung tại các địa điểm đã được quận, huyện lựa chọn và được Sở Xây dựng thẩm định. |
![]() |
Khu vực sơ tán dân nhiều nhất là tại quận Liên Chiểu với hơn 16.500 người do đây là nơi tập trung nhiều trường đại học cao đẳng, khu công nghiệp, nhiều hộ dân ở ven biển nên có nhiều người dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà không kiến cố, nhà tạm. Sau đó là quận Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn |
![]() |
Ngay từ chiều 13/11, hoạt động tuyên truyền, đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú bão và neo đậu an toàn đã được triển khai với sự giúp sức của lực lượng bội đội biên phòng, công an, chính quyền phường. Tính đến 9 sáng 14/11, TP. Đà Nẵng còn 2 phương tiện hoạt động trên biển với 17 lao động nhưng ở khu vực biển Vũng Tàu, nằm ngoài khu vực nguy hiểm. 2 tàu này cũng đã nhận được thông tin về bão để chủ động phòng tránh. 100% tàu còn lại (1240 tàu với 7.413 lao động) đã neo các bến, vịnh neo đậu, chằng chống an toàn.Tất cả các tàu chở dầu có hoạt động đã di chuyển ra khỏi Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang đến Khu vực vịnh Mân Quang trú tránh. |
![]() |
Trong đợt bão số 9, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có hơn 1.600 cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Vì vậy, trong đợt bão số 13, công tác cắt tỉa cây xanh được đặc biệt chú ý thực hiện. |
![]() |
Nhiều người dân tự leo để chặt, tỉa cành cây để chủ động chống bão |
![]() |
Về thị trường hàng hóa, theo công điện số 10/CĐ-UBND ngày 13/11/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thì từ 12 giờ ngày 14/11, thành phố yêu cầu người dân không ra khỏi nhà đến khi có thông báo mới nên trong tối 13/11 và sáng 14/11 lượng người tiêu dùng đến các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố mua hàng hóa tăng mạnh. |
![]() |
Sức mua tăng nhưng không mức độ đột biến, hàng hóa dồi dào, không có mặt hàng nào khan hiếm. Ghi nhận đến khoảng 13 giờ chiều 14/11 hầu hết các tiểu thương ở các chợ đóng quầy sạp để về nhà. |
![]() |
Sáng 14/11, ở một số chợ như chợ Hòa Khánh (Liên Chiểu), chợ Đống Đa (Hải Châu), chợ Siêu thị (Thanh Khê) ... ghi nhận tình trạng nhiều người dân để xe tràn ra lòng đường, gây khó khăn cho việc lưu thông của các phương tiện khác |
![]() |
Về thị trường vật liệu để chằng chống nhà cửa cũng tấp nập nhưng không bằng thời điểm bão số 9 (hồi cuối tháng 10/2020). Giá cả các mặt hàng vật liệu ổn định. Nhiều chủ cửa hàng cho biết đã chủ động nhập hàng để phục vụ nhu cầu của người dân chống bão. |
![]() |
Người dân Đà Nẵng chằng chống nhà cửa, cửa hàng, quán ăn để ứng phó với bão số 13 |