Thứ năm 24/04/2025 08:43

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa.

Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 trên thế giới và lớn thứ 6 trong ASEAN của Việt Nam; trong khi đó Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 9 của Philippines trên thế giới và lớn thứ 5 trong khu vực ASEAN.

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Philippines đạt 6,48 tỷ USD, tăng 13,83% so với cùng kỳ năm 2023; cán cân thương mại đạt 2,75 tỷ USD, tăng đáng kể 40,56%.

Về đầu tư, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng năm 2024, Philippines hiện đang có 98 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt hơn 609 triệu USD. Tăng cường thu hút sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp hai nước vào thị trường của nhau là một trong những mục tiêu mà hai bên hướng đến.

Hợp tác về gạo là điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Philippines. Ảnh minh họa

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, hai nước Việt Nam và Philippines có thuận lợi về khoảng cách địa lý và sự tương đồng về văn hóa tiêu dùng... dó đó, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Philippines là quốc gia không có những yêu cầu quá khắt khe về chất lượng hàng hóa dịch vụ, vì vậy hàng Việt xuất khẩu vào thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với một số thị trường khó tính khác như EU hay Hoa Kỳ. Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Philippines gồm nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, hàng dệt may, máy móc, thiết bị ... Trong đó, mặt hàng nông sản, đặc biệt gạo, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines.

Cũng theo nhận định từ Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), hợp tác về gạo là điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước. Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 2,91 tấn, chiếm hơn 79%. Với kết quả trên, Việt Nam vẫn giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.

Tại Philipines, gạo của Việt Nam có phẩm cấp chất lượng vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân.

Ngoài ra, gạo Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định RCEP... trong khi các đối tác ngoài ASEAN của Philippin (như Ấn Độ, Pakistan) không có.

Cũng theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Philippines tuy là một quốc gia sản xuất nông nghiệp song sản lượng trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân, vì vậy hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu từ các thị trường khác. Các năm trước, do Philippines nhập khẩu gạo theo phương thức đàm phán liên chính phủ (GTG) nên gạo Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan; song kể từ năm 2019, khi nước này ban hành và thực thi luật cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và hạn chế nhập khẩu gạo thì Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để trở thành nhà cung ứng quan trọng cho Philippin, chiếm vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.

“Với xu hướng tăng trưởng này, dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong cả năm 2024 sẽ ở mức trên 4 triệu tấn, có thể đạt 4,5 triệu tấn” - Thương vụ Việt Nam tại Philippines nhận định.

Các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Philippines. Ảnh minh họa

Mặc dù là một đối tác tiềm năng, song Thương vụ cũng đưa ra khuyến cáo, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng hiện nay trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines tỉ trọng mặt hàng nông sản lớn trong khi các ngành hàng khác sản phẩm còn rất lẻ tẻ, chưa đa dạng, chưa có nhiều mặt hàng nông sản tươi sống (như hoa quả, thịt) nào vào được thị trường Philippin dù nhu cầu tiêu dùng rất lớn.

Do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Philippines.

Tháng 1/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Để tiếp tục đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, các ngành và các địa phương; khẳng định việc gặp gỡ thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo hai nước góp phần củng cố, tăng cường lòng tin chính trị và thúc đẩy toàn diện hợp tác song phương.

Về thương mại gạo, Thủ tướng Chính phủ khẳng định đây là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng với Philippines, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị hai bên triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo được ký kết.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Philippines

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine