Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh

Các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp đang bước vào một cuộc đua mới: Phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh.
KCN - Đô thị - Dịch vụ Liên Hà Thái: Hấp dẫn nhà đầu tư nhờ mô hình khu công nghiệp xanh Phát triển khu công nghiệp thông minh: Xu thế tất yếu Bình Thuận có khu công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường

Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023), ngày 30/11/2023, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã vinh danh và trao 32 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 lần thứ IV.

Theo đó, có 7 giải thưởng cho 4 đơn vị quản lý đô thị; 1 giải thưởng dành cho bất động sản công nghiệp và 24 giải thưởng dành cho các dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc.

Giải thưởng thành phố xuất sắc trong xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam năm 2023 thuộc về Thành phố Đà Nẵng. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Đà Nẵng được trao giải thưởng này.

Dữ liệu số là “huyết mạch” để xây dựng thành phố thông minh

Theo Bộ Xây dựng năm 2022, sau 5 năm triển khai Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Việt Nam đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh; hơn 40 địa phương đã triển khai IOC cấp tỉnh, gần 100 IOC cấp huyện.

Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh
Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 lần thứ IV

Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, mở ra các định hướng trong hợp tác, phát triển giữa chính quyền đô thị các cấp với các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế, đồng thời đang dần định hình một số xu hướng nổi bật trong xây dựng đô thị thông minh, đáng sống, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, cùng với xu hướng chuyển đổi số toàn diện chính quyền đô thị từ cấp trung ương đến địa phương, đến nay đã xây dựng được các đề án thành phố thông minh, tập trung vào thông minh hóa các hệ thống quản lý, vận hành chính quyền đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Chủ tịch VINASA cho biết, năm 2023 ghi nhận nhiều thành phố đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong tiến trình xây dựng đô thị thông minh.

Theo đó, chính quyền các đô thị đang hướng tới xây dựng một hạ tầng dữ liệu số thống nhất. Chiến lược xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất sẽ tạo điều kiện để xây dựng các đô thị thông minh, phát triển bền vững trong tương lai dài hạn.

Để phát triển thành phố thông minh, bền vững, chính quyền đô thị trong khu vực và thế giới đang hướng tới xây dựng, chuẩn hóa hạ tầng dữ liệu số thống nhất và xuyên suốt

Để phát triển thành phố thông minh, bền vững, chính quyền đô thị trong khu vực và thế giới đang hướng tới xây dựng, chuẩn hóa hạ tầng dữ liệu số thống nhất và xuyên suốt với: Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng số, kiến trúc dữ liệu hoàn chỉnh; cơ chế thu thập, khai thác dữ liệu minh bạch, hiệu quả.

Các đô thị Việt Nam cũng đang hướng tới các mục tiêu này. Cụ thể như Hà Nội đã đưa cụm từ "Thông minh" vào ngay trong Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên mới. Hà Nội cũng đang tập trung triển khai hạ tầng số và Trung tâm dữ liệu để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV/2023.

Đà Nẵng cũng coi dữ liệu số là “huyết mạch” để xây dựng thành phố thông minh. Chủ tịch UBND Đà Nẵng trực tiếp vào cuộc chỉ đạo xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất và tập trung. Trung tâm IOC thế hệ mới của thành phố đóng vai trò là đầu mối thu thập thông tin, dữ liệu từ các OC quận/huyện, OC chuyên ngành và các ứng dụng, hệ thống của các cơ quan, đơn vị, cộng đồng…; phân tích, đưa ra số liệu tổng hợp để lãnh đạo có thông tin chỉ đạo, điều hành…

Tây Ninh - một địa phương biên giới đã xây dựng mô hình trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm - IOC thế hệ mới, với 3 tầng hệ thống: Thu thập thông tin dữ liệu; phân tích xử lý dữ liệu, hỗ trợ quản lý điều hành và phân phối, khai thác dữ liệu cho các cấp quản lý, người dân và doanh nghiệp.

Hơn 100 hệ thống IoC được các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, VNPT, FPT đang triển khai cho các đô thị tại Việt Nam đang dần phát triển sang giai đoạn mới, không còn là trung tâm chỉ huy điều hành tập trung, mà trở thành IOC là trung tâm tích hợp, phân tích và phân phối dữ liệu, với hạ tầng và các giải pháp công nghệ mạnh hỗ trợ cảnh báo, ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Theo ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất - bộ não của đô thị thông minh.

Trong một đô thị thông minh, dữ liệu, thông tin, tri thức đều có thể và cần được ghi lại dưới dạng dữ liệu số. Như vậy, năng lực dữ liệu chính là năng lực thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin và tri thức, quyết định mức độ thông minh của đô thị.

Chiến lược xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất sẽ tạo điều kiện xây dựng các đô thị thông minh, phát triển bền vững trong dài hạn dù có bất cứ sự thay đổi về cơ chế quản lý, nhà cũng cấp giải pháp, hay các chỉ tiêu phát triển”, ông Quang nói.

Xu hướng phát triển các khu công nghiệp thông minh

Việc xây dựng các thành phố thông minh hiện đang hướng trọng tâm đến người dân và doanh nghiệp. Không chỉ là đối tượng thụ hưởng, người dân và doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp vào hệ thống kết nối các sản phẩm dịch vụ của đô thị thông minh.

Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh
Việc xây dựng các thành phố thông minh hiện đang hướng trọng tâm
đến người dân và doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đã tích hợp các công nghệ mới như IoT, AI vào các giải pháp sản phẩm. Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành của các cấp chính quyền mà còn mang lại những bước phát triển đột phá, để kiến tạo, xây dựng những thành phố thông minh, mang lại giá trị cao nhất cho người dân, ông Khoa nhấn mạnh.

Điển hình như hệ thống giám sát giám sát quan trắc môi trường của TP. Đà Nẵng với hơn 70 camera thông minh, không chỉ quan trắc, phát hiện mà còn cho phép người dân cùng giám sát, báo cáo khi phát hiện vấn đề. Hệ thống kết hợp với 66 trạm quan trắc tự động, 15 hệ thống lấy mẫu nước thải tự động, giúp xử lý hiệu quả nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, ứng dụng Huế-S của tỉnh Thừa Thiên Huế với định vị là siêu ứng dụng, được tích hợp các dịch vụ của chính quyền cho người dân và doanh nghiệp, cho phép người dân tham gia giám sát, phản ánh các vấn đề phát sinh với tỉ lệ phản ánh được giải quyết rất nhanh chóng, kịp thời đạt trên 95% đã góp phần rất tích cực giải quyết nhiều vấn đề xã hội của Tỉnh và Thành phố trong các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục thậm chí cả tín dụng đen…

Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng hệ thống thu phí cảng biển thông minh, không chỉ thiết thực giúp quản lý các phương tiện ra vào bến cảng một cách nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, góp phần tăng thu ngân sách của Thành phố. Quan trọng hơn, giúp 68.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hậu cần, logistics tiết kiệm rất nhiều thời gian ra vào, thông quan nhanh chóng.

Một xu hướng mới cũng được nhấn mạnh đó là phát triển các khu công nghiệp thông minh. Việt Nam đang là điểm đến rất hấp dẫn của các ông lớn trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao như: Thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính, chip bán dẫn...

Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về Net Zero năm 2050, yêu cầu của hội nhập và các đối tác, bên cạnh việc chuẩn bị và thay đổi hạ tầng để đáp ứng nhu cầu, để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, các địa phương…, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp cũng đang bước vào một cuộc đua mới: Phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh.

Với trên 30 cụm và khu công nghiệp hoạt động, Bình Dương hiện định hướng chuyển đổi dần các khu công nghiệp truyền thống sang thông minh và sinh thái, để tạo lợi thế cạnh tranh. VNTT - Becamex đã hoàn thiện giải pháp khu công nghiệp thông minh với hệ thống nhà xưởng, tòa nhà điều hành, trung tâm vận hành, an ninh, bãi xe thông minh.

VSIP - đơn vị phát triển Bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam đã ký hợp tác với 9 tỉnh, thành phố phát triển khu công nghiệp thông minh. Tương tự, Công ty Cổ phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản (JSC), một trong các doanh nghiệp đầu tư bất động sản công nghiệp uy tín đã phát triển tại Nhơn Trạch hệ thống nhà xưởng thông minh với các hệ thống quan sát 3D, các dịch vụ công nghệ thông minh, và hệ thống điện mặt trời, quan trắc môi trường đầy đủ, sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người tiêu dùng "phát sốt" với VinFast VF 3

Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người tiêu dùng "phát sốt" với VinFast VF 3

Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu gần 44.000 ô tô nguyên chiếc các loại

Hết tháng 4, cả nước nhập khẩu gần 44.000 ô tô nguyên chiếc các loại

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Xe Audi Q8 SUV có giá từ bao nhiêu tiền?

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Toàn cảnh “cuộc chiến” chất bán dẫn của các cường quốc

Doanh số bán hàng giảm sâu, các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo mất thị trường tỷ dân

Doanh số bán hàng giảm sâu, các nhà sản xuất ô tô Mỹ lo mất thị trường tỷ dân

Thị trường ô tô Việt tháng 4 sụt giảm nhẹ

Thị trường ô tô Việt tháng 4 sụt giảm nhẹ

“Đặc quyền” của chủ xe VF 3: Tự chọn màu sơn, họa tiết theo sở thích

“Đặc quyền” của chủ xe VF 3: Tự chọn màu sơn, họa tiết theo sở thích

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế

Năm 2026, Việt Nam sẽ có dịch vụ ô tô bay?

Năm 2026, Việt Nam sẽ có dịch vụ ô tô bay?

Động cơ V8 4.0L tăng áp kép - Dấu ấn một thập kỷ thành công của Bentley

Động cơ V8 4.0L tăng áp kép - Dấu ấn một thập kỷ thành công của Bentley

Giảm áp lực giao hàng cho doanh nghiệp dệt may bằng công nghệ

Giảm áp lực giao hàng cho doanh nghiệp dệt may bằng công nghệ

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Tự động hoá hướng đến tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững

Tự động hoá hướng đến tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững

Chuyển đổi số xanh: Động lực tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi số xanh: Động lực tăng trưởng bền vững

Vietnam Motor Show quay trở lại, kỳ vọng đón 200.000 khách tham quan

Vietnam Motor Show quay trở lại, kỳ vọng đón 200.000 khách tham quan

Honda triệu hồi hơn 14.100 xe lỗi bơm nhiên liệu

Honda triệu hồi hơn 14.100 xe lỗi bơm nhiên liệu

Xem thêm